Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Ngoaị Thương (Vietcombank) vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trao quyết định phê duyệt áp dụng thông tư 41/2016/TT-NHNN về phương pháp tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II.
Theo quyết định này, VIB và Vietcombank chính thức trở thành 2 ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Basel II cho thấy VIB và Vietcombank có đủ khả năng hoạt động an toàn theo thông lệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phòng ngừa các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động có thể xảy ra.
NHNN chính thức trao quyết định thực hiện chuẩn mực an toàn vốn Basel II cho VIB
Cả VIB và Vietcombank đang dẫn đầu thị trường ở nhiều mảng về chất lượng, năng lực quản trị và thị phần. Chẳng hạn, Vietcombank dẫn đầu thị trường về quy mô hoạt động và chất lượng tăng trưởng và vốn hóa thị trường. VIB dẫn đầu về cho vay ôtô và nằm trong top 3 về doanh số bán bảo hiểm nhân thọ, cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ số 1 thị trường. Hai ngân hàng cũng đã sạch nợ tại VAMC, đều là hình mẫu về quản trị rủi ro, đều có các đối tác chiến lược nước ngoài là những ngân hàng hàng đầu của Australia và Nhật Bản.
Dưới đây là một số lát cắt thông tin thể hiện sự vượt trội của VIB và Vietcombank trong toàn ngành ngân hàng:
Toàn cảnh thị trường và vị thế của Vietcombank và VIB
Nguồn: Website NHNN. Số liệu không bao gồm các Ngân hàng liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài.
Dư nợ tại VAMC.
Cả 2 ngân hàng đều tiên phong trong việc mua lại toàn bộ nợ xấu VAMC.
Nguồn: SBV công bố 2017, đơn vị: tỷ đồng, riêng dữ liệu của VCB và VIB ngày 30/9/2018.
Tỷ lệ nợ xấu (gồm VAMC)
Cả 2 ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu thực chất thấp, với số dư các khoản phải thu ở mức thấp nhất thị trường.
Nguồn: VCB, VIB, và công bố của NHNN). Dữ liệu 30/9/2018, riêng VIB là 29/11/2018
Hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II (ước tính)
VIB có hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II cao nhờ việc duy trì một lượng vốn lớn so với quy mô tài sản rủi ro trong nhiều năm nay, bên cạnh đó, lợi nhuận giữ lại đã góp phần tăng thêm vốn cấp 1. VIB đã áp dụng nhiều giải pháp làm sạch và làm giàu dữ liệu, cũng như làm sạch bản cân đối tài sản để tối ưu hóa tài sản rủi ro (RWA).
Nguồn: VCB, VIB. Dữ liệu 30/9/2018, riêng VIB là 29/11/2018
Cổ đông chiến lược nước ngoài
Cả VIB và Vietcombank đều có sự hỗ trợ lớn từ cổ đông chiến lược từ thời kỳ rất sớm cùng từ năm 2011. CBA và Mizuho đã giúp đóng góp đáng kể với các hoạt động quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, các khóa đào tạo về các hoạt động chuyển đổi trọng yếu cho VIB và Vietcombank .
Nguồn: VCB, VIB. Dữ liệu 29/11/2018
Tăng trưởng doanh thu 9 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ
Cả hai ngân hàng đều đang có sự tăng trưởng tốt về doanh thu. Là ngân hàng dẫn đầu hê thống về doanh thu, VCB vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn, còn VIB đang có sự bứt phá tốt, tỷ lệ tăng trưởng cao
Nguồn: VCB, VIB. Dữ liệu 30/9/2018
Hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn (ROE) 4 quý gần nhất đến 30/9/2018
Nhiều ngân hàng trong danh sách 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm Basel II có hệ số sinh lời khá tốt. Riêng Vietcombank và VIB đang có hệ số sinh lời vượt trội. Vietcombank là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống ngân hàng.
Nguồn: (Nguồn: báo cáo tài chính 4 quý gần nhất của các ngân hàng)