Viên pin có ý nghĩa sống còn với tương lai của Tesla ở thị trường Trung Quốc: Tuổi thọ 16 năm, chạy được 2 triệu km

13/07/2020 14:12
Loại pin mà CATL sản xuất ra đặc biệt ở chỗ không sử dụng cobalt – một trong những vật liệu đắt đỏ nhất. Ngoài ra hãng cũng muốn xóa bỏ những kim loại đắt đỏ khác như nickel và mangan.

Để thành công trên thị trường xe điện, đặc biệt là trong thế giới hậu Covid-19 như hiện nay, Tesla cần phải thành công ở thị trường Trung Quốc. Và để làm được điều đó, Elon Musk đang trông cậy vào 1 kỹ sư pin từng giúp Apple kéo dài tuổi thọ của những chiếc MacBook.

Zeng Yuqun, 52 tuổi, chỉ trong chưa đầy 1 thập kỷ đã xây dựng Contemporary Amperex Technology (CATL) thành công ty hàng đầu về sản xuất pin ở Trung Quốc. Hiện đây cũng là nhà sản xuất pin có thể sạc lại cho các loại phương tiện được coi là tương lai của xe hơi. Nỗ lực đó đã giúp Zeng từ một viên chức nhà nước nhận lương 30 USD/tháng trở thành tỷ phú với khối tài sản ước tính 17 tỷ USD.

Các sản phẩm của CATL hiện được gần như mọi hãng ô tô lớn trên thế giới tin dùng, và bắt đầu từ tháng này họ sẽ bắt đầu cung cấp năng lượng cho những chiếc xe điện được Tesla sản xuất ra tại nhà máy mới ở ngoại ô Thượng Hải. Liên doanh giữa CATL và Tesla có tiềm năng lợi nhuận rất lớn, kết hợp Tesla Model 3 (là mẫu xe điện được ưa chuộng nhất hiện nay) với những viên pin giá rẻ ở Trung Quốc. Ở thị trường này năm ngoái có lượng xe điện bán ra gấp 3 lần Mỹ nhưng đang đối mặt với tương lai bất định do đại dịch Covid-19.

Viên pin có ý nghĩa sống còn với tương lai của Tesla ở thị trường Trung Quốc: Tuổi thọ 16 năm, chạy được 2 triệu km - Ảnh 1.

Zeng Yuqun. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg

Zeng cho biết ông thường xuyên trao đổi với Musk về triển vọng công nghệ của ngành xe điện cũng như những giải pháp để đối phó với những hệ lụy mà virus corona gây ra. Và chủ đề được thảo luận nhiều nhất giữa hai người là nỗi ám ảnh của Tesla: những viên pin rẻ hơn và những chiếc xe điện rẻ hơn.

Pin của CATL có thể đem đến cho Tesla lợi thế chủ chốt trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là tiềm năng để tăng biên lợi nhuận và giảm giá thành cho những chiếc xe điện. Theo ước tính dù chịu tác động từ đại dịch nhưng đến năm 2030 trên các đường phố của Trung Quốc sẽ có tới 59 triệu chiếc xe điện. Quan trọng nhất là Zeng kỳ vọng sẽ cung cấp cho Tesla những viên pin LFP rẻ hơn 20% so với các loại pin khác do sử dụng những loại nguyên vật liệu rẻ hơn.

Làm việc với 1 nhà cung ứng nội địa như CATL còn giúp Tesla củng cố quan hệ với giới chức Trung Quốc, điều cho đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng đối với thành công của hãng ở thị trường này. Zeng còn là thành viên của Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Nhân Dân Trung Quốc, cơ quan tư vấn cho chính phủ. Tại đây Zeng thường xuyên đưa ra những đề xuất tập trung nhiều hơn vào năng lượng tái tạo.

Liên minh này cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với CATL. Doanh thu bán pin của hãng đã giảm gần 1/3 trong 5 tháng đầu năm 2020, do bị ảnh hưởng bởi đại dịch, chiến tranh thương mại và chính phủ giảm trợ cấp cho ngành xe điện. Thậm chí nhiều người lo ngại Trung Quốc đang đối mặt với bong bóng xe điện sau khi số xe điện bán ra giảm 38% so với 1 năm trước.

Thị phần của CATL đã sụt giảm khi Tesla ra mắt những chiếc Model 3 đầu tiên được sản xuất tại Trung Quốc sử dụng pin của LG Chem và Panasonic. Bắt đầu từ sang năm CATL sẽ cung cấp linh kiện cho một nửa sản lượng của nhà máy ở Thượng Hải.

Ngoài thị trường Trung Quốc, CATL sẽ phải tìm kiếm thêm những khách hàng ở bên ngoài, nơi LG Chem và Samsung SDI cùng một số đối thủ khác đang có những bước tiến lớn. Trong tương lai, thị trường xe điện bên ngoài Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh.

"Thành công ở CATL chủ yếu đến từ lực cầu mạnh mẽ ở thị trường Trung Quốc. Trong tương lai, liệu công ty có duy trì và thậm chí tăng thị phần trên thị trường toàn cầu được hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc CATL có thể đáp ứng nhu cầu ở các thị trường nước ngoài như thế nào", chuyên gia phân tích Daixin Li của Bloomberg New Enery nhận xét.

Kế hoạch của CATL là mở rộng liên kết với Tesla ở thị trường nước ngoài, ví dụ như tại nhà máy đầu tiên của Tesla tại châu Âu đang được xây dựng ở ngoại ô Berlin. Cũng đang cung cấp linh kiện cho Volkswagen và BMW, CATL đang tự xây dựng những cơ sở ở Đức.

Viên pin có ý nghĩa sống còn với tương lai của Tesla ở thị trường Trung Quốc: Tuổi thọ 16 năm, chạy được 2 triệu km - Ảnh 2.

Pin xe điện được trưng bày tại trụ sở của CATL. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg

Loại pin mà CATL sản xuất ra đặc biệt ở chỗ không sử dụng cobalt – một trong những vật liệu đắt đỏ nhất. Ngoài ra hãng cũng muốn xóa bỏ những kim loại đắt đỏ khác như nickel và mangan.

Theo Zeng, CATL có thể sản xuất pin có tuổi thọ lên tới 16 năm và chạy được 2 triệu km, sử dụng được cho nhiều loại xe và thích hợp với nhiều cách tích trữ năng lượng. Đó chính là cột mốc mà những hãng ô tô như Tesla và General Motors đang theo đuổi. Những viên pin được sử dụng trong xe Tesla hiện nay có tuổi thọ khoảng 8 năm, và chỉ chạy được gần 250.000 km.

Sử dụng những viên pin rẻ hơn và nhỏ hơn của CATL cho những chiếc Model 3, chi phí trên mỗi chiếc xe mà Tesla sản xuất ra có thể giảm từ 600 đến 1.200 USD, theo Bernstein.

CATL đang xây dựng thêm cơ sở nghiên cứu của Ninh Đức, nơi có rất nhiều tòa nhà là phòng thí nghiệm và cả các tòa chung cư dành cho nhân viên của CATL. Trong đó nổi bật nhất là tổ hợp R&D trị giá 470 triệu USD tầm cỡ thế giới.

Năm ngoái chi tiêu của CATL cho R&D đã tăng gấp rưỡi, lên gần 3 tỷ nhân dân tệ, và công ty có gần 5.400 nhân viên tập trung vào nhiệm vụ này, trong đó có 143 tiến sĩ được nhận những chế độ đãi ngộ đặc biệt.

"Bạn cần phải sáng tạo hơn, tiết kiệm chi phí nhưng lại mang đến hiệu suất tốt hơn, đó là cách duy nhất để đánh bại các đối thủ", Zeng nói.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Tạo hình người tuyết, nghề lạ hái bộn tiền ở Thủ đô mùa Giáng sinh
22 phút trước
Chỉ còn hơn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh 2024, những ngày này các xưởng sản xuất mô hình ông già noel, người tuyết, tuần lộc tại phố cổ Hà Nội lại tất bật chuẩn bị hàng để kịp giao cho khách hàng.
Nhập khẩu thịt bò đắt đỏ bậc nhất thế giới tăng gần 20 lần trong 10 năm
31 phút trước
Trong năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 39 tấn thịt bò Wagyu - loại thịt được xếp vào diện đắt đỏ nhất thế giới.
Thủy điện đền bù vì xả nước gây chết 600 cây keo của người dân
3 phút trước
Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum vừa thống nhất phương án hỗ trợ và khắc phục sau khi nước từ hầm điều áp gây chết 600 cây keo của một hộ dân.
Không còn chuộng dầu Nga, Trung Quốc đang sở hữu một loạt các nhà cung cấp dầu thô giá rẻ hấp dẫn, một trong số đó cũng đang bị trừng phạt
37 phút trước
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang mạnh tay nhập khẩu dầu thô từ những quốc gia này trước khi ông Trump chính thức nhậm chức vào năm tới.
Loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, 2 triệu đồng/kg, ở Việt Nam trồng bạt ngàn
54 phút trước
Loại gia vị này được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loại gia vị", là loại gia vị đắt thứ ba trên thế giới. Một kg gia vị có thể bán lẻ với giá 90 USD (khoảng 2 triệu đồng)

Tin cùng chuyên mục

Khách không còn chen lấn mua hàng Black Friday, cửa hàng hết cảnh 'thất thủ'
1 ngày trước
Tối 28/11, ngay sát ngày Black Friday, không khí mua sắm hàng khuyến mại ở Hà Nội tuy nhộn nhịp hơn bình thường nhưng không còn cảnh "bùng nổ" như mọi năm.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay
1 ngày trước
Thủ tướng vừa ký bán hành Công điện chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý.
Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
2 ngày trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo "nóng" về giảm lãi suất thời gian tới
2 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công văn đề nghị các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại về lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.