Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong: Hậu Covid-19, Việt Nam sẽ thực sự "lột xác" nếu biết tận dụng lợi thế

24/04/2020 07:27
"Một thế giới được định hình lại sau khi dịch bệnh kết thúc. Điều này thực sự mở ra cơ hội lớn cho các quốc gia nếu có được các chiến lược và chính sách ứng phó phù hợp", TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong – MDRI nói. Ông nhấn mạnh: "Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế trên đường đua và sẽ thực sự lột xác nếu biết tận dụng".

Lợi thế của Việt Nam hậu Covid-19 là gì?

Theo ông Phùng Đức Tùng, Việt Nam đang có ưu thế lớn khi tạo được danh tiếng trong cộng đồng quốc tế khi kiểm soát tốt dịch Covid-19.

"Chính phủ luôn cầu thị, sẵn sàng hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế. Không những kiềm chế được sự bùng phát của bệnh dịch, Việt Nam còn có những hỗ trợ thiết thực và kịp thời về khẩu trang, thiết bị bảo hộ cho Mỹ, một số nước Châu Âu, Lào và Campuchia", ông nói.

Theo đó, chất lượng các thiết bị được đánh giá cao đã thể hiện năng lực y tế, sản xuất và khả năng ứng phó của Việt Nam tốt hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Mặt khác, Việt Nam cũng có lợi thế là nước có nền nông nghiệp mạnh, nhờ vậy đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực thế giới.

Nông nghiệp luôn là bệ đỡ quan trọng với các cú sốc về kinh tế, theo ông Tùng. Nhờ vào nhân tố này, trong quá khứ, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng ít hơn so với các quốc gia khác trong 2 cuộc khủng hoảng 1997 và 2008.

Nhân lực cũng là một điểm cộng của Việt Nam khi đang trong thời kỳ dân số vàng, có chất lượng tương đối cao. Khảo sát xã hội của MDRI năm 2018 cũng cho thấy người Việt lạc quan, có niềm tin rất cao vào Chính phủ, hệ thống y tế, giáo dục cũng như có khát vọng làm giàu.

Người Việt cũng có ý thức tiết kiệm cao do thường xuyên phải đối mặt với các cú sốc nên khả năng ứng phó tốt với rủi ro.

Ngoài ra, dù được nhìn nhận là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới, dễ bị tác động mạnh từ đại dịch, nhưng theo phân tích của ông Tùng, xuất nhập khẩu phần lớn đến từ khối FDI, chiếm khoảng 70%, trong khi đóng góp vào GDP chỉ khoảng 20%.

"Khối FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp điện tử với giá trị lớn ít bị tác động lớn do vậy tác động của bệnh dịch và ảnh hưởng đến kinh tế từ suy giảm xuất khẩu có thể không quá lớn", ông nói.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong: Hậu Covid-19, Việt Nam sẽ thực sự lột xác nếu biết tận dụng lợi thế - Ảnh 1.

TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong

Cuối cùng, là khả năng phục hồi sau đại dịch của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ là lớn, theo đánh giá của Viện trưởng MDRI.

"Một trong những lý do là niềm tin của người dân vào Chính phủ tăng cao và tác động của các gói hỗ trợ và kích thích kinh tế làm cho nhu cầu tiêu dùng được phục hồi", ông nhận định.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh để biến lợi thế thành cơ hội phục hồi, cất cánh sau đại dịch, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp trong ngắn và trung hạn.

Các chính sách trong ngắn hạn

Viện trưởng MDRI cho rằng trước mắt, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ với tiêu chí rõ ràng, minh bạch nhằm hỗ trợ đúng đối tượng. Cần triển khai nhanh và theo hướng hậu kiểm, đưa ra những hình phạt nặng đối với các trường hợp gian lận, tham nhũng.

Đối với người dân, Chính phủ cần triển khai gói hỗ trợ kịp thời và mạnh mẽ. Với các doanh nghiệp, cần có chính sách hỗ trợ thiết thực nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp trong ngành logistic.

"Với một nền kinh tế xuất nhập khẩu lớn như Việt Nam, mọi ưu thế nêu trên sẽ tiêu tan nếu hệ thống logistic bị đứt gãy sau dịch", ông nhấn mạnh.

Theo ông, Chính phủ cũng nên bỏ toàn bộ các loại thuế phí liên quan đến xăng dầu (một trong những chi phí lớn của ngành vận tải), bù lỗ phí BOT nhằm hạ chi phí trả cho giao thông đường bộ, hỗ trợ trực tiếp cho ngành hàng không.

Bên cạnh đó, cần thông quan nhanh, tăng hiệu suất bốc dỡ hàng hóa bằng cách đầu tư và nâng cao năng lực các cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu chính. Mặt khác, Chính phủ cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp đầu đàn, doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực quan trọng (hàng không, vận tải, xây dựng và phân phối).

Dẫn ra ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về 25 triệu người mất việc trong thời gian tới do Covid-19, ông Tùng cho rằng Việt Nam cần chủ động tạo việc làm mới cho lao động bị mất việc bằng cáchđẩy mạnh giải ngân các công trình hạ tầng trọng điểm.

Theo đó, Chính phủ có thể đẩy mạnh đầu tư các công trình giao thông; triển khai các tuyến giao thông kết nối các đô thị lớn, các khu vực đông dân cư, kết nối giữa các vùng; cũng như ưu tiên các công trình chống xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

"Vốn triển khai có thể vay từ các tổ chức quốc tế hoặc từ nhiều quốc gia khác.Hiện vốn vay đang có lãi suất rất thấp và trong mấy năm tới sẽ vẫn duy trì mức lãi này", ông nói.

Một hình thức khác để có vốn "bơm tiền" cho các công trình này là huy động thông qua trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ cũng cần hướng tới các cơ sở đào tạo và giáo dục tư nhân nhằm đảm bảo phát triển nguồn nhân lực.

Cần định hình nền kinh tế trong trung hạn

Dịch Covid-19 đã chỉ ra thực trạng nếu phụ thuộc vào một hoặc một vài quốc gia trong chuỗi giá trị sẽ dẫn đến thương tổn nặng nếu chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Do vậy, việc chuyển dịch của các tập đoàn đa quốc gia trong thời gian tới sẽ là xu hướng để tránh rủi ro. Và đấy sẽ là cơ hội của Việt Nam – ông Tùng nhấn mạnh.

Do vậy, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược định hình nền kinh tế với một ngành nông nghiệp xanh và sạch, một ngành dịch vụ với trọng tâm là logistic và du lịch, một ngành công nghiệp tập trung vào các lĩnh vực điện tử, IT, Biotech, Năng lượng tái tạo.

Viện trưởng MDRI cho rằng Chính phủ cần thành lập các Ban thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn trên thế giới.

Những kinh nghiệm "kéo" vốn FDI trước đây cần được chú trọng áp dụng lúc này: dành các ưu đãi cho các tập đoàn về thuế, thuê mặt bằng; cam kết về bảo vệ sở hữu trí tuệ; hỗ trợ chi phí cho các tập đoàn đào tạo nguồn nhân lực trong nước; cam kết sử dụng các sản phẩm của họ cho các dự án đầu tư trong nước, ví dụ như năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

Việt Nam có thể không thu được nhiều thuế từ các tập đoàn nhưng thu được rất nhiều lợi ích kinh tế gián tiếp từ lực lượng lao động, các công ty cung ứng trong chuỗi giá trị, các dịch vụ ăn theo như logistic, ăn uống, lưu trú…mà Samsung có thể là ví dụ điển hình – ông Tùng nhận định.

Du lịch cũng là ngành cần được chú trọng trong các chính sách trung hạn hậu Covid-19. Ngay từ bây giờ, Chính phủ cần hỗ trợ liên kết các hãng hàng không với các công ty du lịch, các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng để tạo ra các gói du lịch giá rẻ (làm giống Thái Lan năm 1997) nhằm chuẩn bị thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi đại dịch kết thúc.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong: Hậu Covid-19, Việt Nam sẽ thực sự lột xác nếu biết tận dụng lợi thế - Ảnh 2.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
38 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
15 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
27 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.167.918 VNĐ / tấn

1,013.30 UScents / bu

-0.07 %

- -0.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.726.399 VNĐ / tấn

321.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.208.209 VNĐ / tấn

40.91 UScents / lb

0.02 %

+ 0.01

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
2 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
6 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
6 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
21 giờ trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất