Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao nếu tranh chấp thương mại Mỹ - Trung kéo dài?

24/07/2018 19:43
Trong cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, những rủi ro lớn đối với Việt Nam là rủi ro gián tiếp, đặc biệt là nếu tranh chấp thương mại leo thang và kéo dài trên 6-9 tháng.

Những rủi ro gián tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ việc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại; Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có tỷ lệ đóng góp hàng hóa trung gian nhập từ Trung Quốc cao; Xuất khẩu sang các nền kinh tế trong khu vực chịu tổn thương từ tranh chấp thương mại chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan kém đi; và rủi ro tỷ giá tăng nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên còn đồng nhân dân tệ (CNY) tiếp tục yếu đi.

Ảnh hưởng trước mắt là không lớn

Có 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn gồm: hàng hóa cơ bản, hàng hóa trung gian và thành phẩm. Ảnh hưởng trực tiếp chính đối với các nền kinh tế trong khu vực (ngoại trừ Trung Quốc) là hoạt động xuất khẩu hàng hóa trung gian sang Trung Quốc để sản xuất thành phẩm xuất khẩu sang Mỹ.

Đây là lý do các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản đã thể hiện sự lo ngại lớn đối với việc Mỹ muốn tiếp tục đánh thuế 10% vào 200 tỷ  USD hàng hóa của Trung Quốc.

Trong khi đó tác động này đối với Việt Nam nhẹ hơn nhiều vì xuất khẩu hàng hóa trung gian sang Trung Quốc để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm dưới 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), trong 35,4 tỷ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2017, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ USD hàng hóa trung gian sang Trung Quốc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Trong đó các mặt hàng như thiết bị điện, quang học, dệt may, da, giày dép chiếm tỷ trọng lớn.

Nếu nhìn vào danh mục 1.102 sản phẩm nằm trong 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 25% lần đầu và 6.000 sản phẩm nằm trong 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc tiếp theo bị Mỹ áp thuế 10%, có thể thấy:

Trong 50 tỷ USD hàng hóa bị đánh thuế đầu tiên, những mặt hàng sau có tỷ trọng lớn: Thiết bị điện và quang học, máy móc thiết bị; Thiết bị vận chuyển; Hóa chất và khoáng sản phi kim.

Trong 200 tỷ USD bị đề xuất áp thuế đợt 2, bao gồm thêm những mặt hàng: Dệt, sản phẩm nông nghiệp và thủy sản.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu giả định xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm khoảng 30%, HSC ước tính xuất khẩu hàng hóa trung gian của Việt Nam sang Trung Quốc có thể giảm tương ứng khoảng 400 triệu USD, bằng 0,8% kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc và bằng 0,19% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong kịch bản khả dĩ nhất, nếu giả định xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ (505 tỷ USD) giảm khoảng 10% (tương đương giảm 50,5 tỷ USD, bằng 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc), HSC ước tính xuất khẩu hàng hóa trung gian (linh phụ kiện) của Việt Nam sang Trung Quốc (để sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ) có thể giảm tương ứng khoảng 123,6 triệu USD (bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và bằng 0,06% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao nếu tranh chấp thương mại Mỹ - Trung kéo dài? - Ảnh 1.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ có tác động đến các nước khác


Ảnh hưởng lớn hơn nếu tranh chấp kéo dài

Theo nhận định của HSC, xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp với mức độ lớn hơn nếu tranh chấp kéo dài. Tác động này thể hiện qua việc xuất khẩu sang Trung Quốc có thể chậm lại nếu nền kinh tế của nước này cũng tăng trưởng chậm lại; Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ với giá trị thành phần từ Trung Quốc lớn có thể bị áp thuế trong tương lai, kéo theo ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc do xuất khẩu của các nước này sang Trung Quốc và thậm chí là sang Mỹ gặp khó khăn;…

Cụ thể các ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam:

Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại do xuất khẩu giảm, nhu cầu nội tại của nước này cũng suy yếu, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, trong đó có Việt Nam giảm.

Rủi ro này là rất rõ ràng, nhất là khi Việt Nam và Trung Quốc có cơ cấu xuất khẩu giống nhau với tỷ trọng lớn là điện thoại di động và linh kiện, dệt may, máy tính, hàng điện tử, phụ tùng và linh kiện.

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2017 là 35 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. So sánh với năm 2008 và 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lần lượt tăng 33% và 11% mặc dù năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính.

Với lo ngại hàng hóa Trung Quốc có thể chuyển hướng sang các nước khác để tránh mức thuế cao, Mỹ có thể lựa chọn áp thuế cao hơn đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Theo số liệu của OECD, các mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ với giá trị hàng hóa trung gian từ Trung Quốc lớn gồm:

Dệt may, sản phẩm may mặc, da và giày dép – mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ: các thành phần xuất xứ từ Trung Quốc chiếm khoảng 15,28% hàng dệt may, sản phẩm may mặc, da và giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.

Thiết bị điện tử và điện quang: các thành phần xuất xứ từ Trung Quốc chiếm khoảng 18,82% thiết bị điện tử và điện quang xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.

Sản phẩm hóa chất và khoáng sản phi kim loại – thành phần xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 12,05%.

Máy móc và thiết bị: thành phần xuất xứ từ Trung Quốc chiếm khoảng 17,85%.

Gỗ, giấy, sản phẩm từ giấy, in ấn và xuất bản: thành phần xuất xứ Trung Quốc chiếm khoảng 8,81%.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
8 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
8 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
8 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
5 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
5 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.213.267 VNĐ / tấn

18.00 UScents / lb

0.66 %

- 0.12

Cacao

COCOA

219.047.607 VNĐ / tấn

8,511.00 USD / mt

5.23 %

+ 423.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

204.271.015 VNĐ / tấn

360.01 UScents / lb

4.91 %

+ 16.86

Gạo

RICE

15.821 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

2.00 %

+ 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.861.474 VNĐ / tấn

1,042.80 UScents / bu

1.34 %

+ 13.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.499.708 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

0.57 %

+ 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Để cây 'tỷ đô' phát triển bền vững: Bài học đắt giá khi 'ăn xổi'
2 giờ trước
Trái sầu riêng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang giá trị hàng tỉ USD của Việt Nam những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 gặp khó vì vướng quy định kiểm nghiệm chất lượng xuất khẩu. Đây là bài học học đắt giá cho những người trồng “ăn xổi” và một lần nữa “đánh thức” tính chủ động của cơ quan chức năng trong việc tăng cường định hướng.
Mỹ tăng mạnh đưa mặt hàng ít quen thuộc này vào Việt Nam: nhập khẩu đột biến hơn 700%, đạt kỷ lục trong 5 năm qua
54 phút trước
Đây là mức nhập khẩu cao nhất trong vòng hơn 5 năm trở lại đây từ Mỹ đối với mặt hàng này.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
12 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
14 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.