Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo: 'Không có gì to tát, lo ngại'

12/10/2024 04:06
"Cái gì rẻ thì mình mua, cái gì mình làm được giá cao thì mình làm, lấy tiền đó mua cái rẻ về chế biến, đó là chuyện bình thường, do tính hiệu quả của hạt gạo chứ không có gì to tát, lo ngại. Trồng lúa thơm bán 600 USD/tấn, loại như IR50404 chỉ 500 USD/tấn, vậy chọn cái nào? Vấn đề nằm ở đó" - ông Nguyễn Văn Nhựt - Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật - cho hay.

Nông dân biết trồng gì cho hiệu quả

Là cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng hằng năm Việt Nam cũng nhập khẩu không ít gạo từ các nước. Trong 9 tháng năm nay, Việt Nam chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo, tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay.

Việt Nam thường nhập khẩu dòng gạo chất lượng thấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi , làm bánh, bún, bột… Do phân khúc gạo này trong nước còn ít người trồng, đa số nông dân đã chuyển sang trồng lúa thơm, lúa chất lượng cao để xuất khẩu.

Trao đổi với PV Tiền Phong , ông Nguyễn Văn Nhựt - Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật, TP. Cần Thơ - cho biết, việc xuất khẩu gạo chất lượng cao và nhập gạo chất lượng thấp là xu thế bình thường của kinh tế thị trường . Điều này do tính hiệu quả kinh tế quyết định, như việc “nước chảy về chỗ trũng”.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo: 'Không có gì to tát, lo ngại' - Ảnh 1

Việt Nam vẫn chi lượng tiền rất lớn để nhập khẩu gạo. Ảnh minh hoạ: Inquirer.

Theo ông Nhựt, dòng gạo cấp thấp như giống IR50404 được trồng phổ biến cách đây 10-15 năm, khi đó chiếm tới 70-80% diện tích trong tổng cơ cấu giống lúa của Việt Nam. Với đặc tính hạt gạo khô, xốp, nở… giống IR50404 thích hợp để làm các sản phẩm sau gạo như bánh, bún, bột… Do giá trị không cao, nông dân dần thay thế bằng các giống lúa thơm, dẻo, chất lượng cao, có giá trị cao hơn, vì vậy dòng gạo cấp thấp thiếu hụt và phải nhập.

“Cái gì rẻ thì mình mua, cái gì mình làm được giá cao thì mình làm, lấy tiền đó mua cái rẻ về chế biến, đó là chuyện bình thường, do tính hiệu quả của hạt gạo chứ không có gì to tát, lo ngại. Trồng lúa thơm bán 600 USD/tấn, loại như IR50404 chỉ 500 USD/tấn, vậy chọn cái nào? Vấn đề nằm ở đó. Nếu trồng mà bán giá thấp thì ai trồng làm gì, người nông dân họ biết trồng loại gì có hiệu quả", ông Nhựt nói.

Các doanh nghiệp thông tin, dòng gạo cấp thấp được sản xuất phổ biến tại Ấn Độ với năng suất tốt, nhưng giá thấp, tương tự như lúa IR50404 của Việt Nam được trồng nhiều trước đây. Tuy nhiên, loại gạo này rất khó bán, giá thấp nên các bộ ngành khuyến cáo nông dân chuyển sang trồng lúa chất lượng cao. Khi người dân chuyển dần sang phân khúc chất lượng cao thì gạo cấp thấp lại thiếu, nếu có trồng cũng giá rẻ nên nông dân bỏ dần.

Gạo cấp thấp chỉ còn 10%

Trong cơ cấu giống lúa ở Việt Nam, nhóm giống phẩm cấp thấp hiện nay chiếm tỷ lệ nhỏ. Theo Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), vụ Đông Xuân 2024-2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến xuống giống gần 1,5 triệu ha. Trong đó, nhóm chủ lực khả năng thích ứng rộng, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt chiếm tỷ lệ 60% diện tích, như: OM18, OM5451, OM4900, OM6976, Jasmine 85, Đài Thơm 8, OM7347, Nàng Hoa 9...

Nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản đang có tỷ lệ gia tăng trong cơ cấu giống chung, chiếm 30%, như: ST24, ST25, RVT, Nàng Hoa 9, nếp IR4625, nếp An Giang... (trong đó nếp 10%).

Nhóm giống lúa phẩm cấp thấp chỉ 10% diện tích, được trồng ở các vùng sản xuất đặc thù (phèn, ngập), dùng cho chế biến, có thị trường hẹp, như: OM380, Cửu Long 555, OM2517, ML202...

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo: 'Không có gì to tát, lo ngại' - Ảnh 2

Các doanh nghiệp lúa gạo đánh giá, chiến lược trên phù hợp với tình hình hiện nay, khi Ấn Độ đã trở lại "sân chơi" xuất khẩu gạo . Do đó, Việt Nam cần hạn chế xuống mức thấp nhất phân khúc lúa gạo cấp thấp, tập trung cho sản phẩm gạo thơm, chất lượng cao, có giá trị, thay vì cạnh tranh gạo giá rẻ với Ấn Độ.

Các giống lúa như Đài Thơm 8, OM18, OM5451… được doanh nghiệp khuyến cáo nông dân nên tập trung. Bởi đây là phân khúc lớn, được nhiều thị trường lớn ưa chuộng như Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Trung Đông… Những giống lúa này cũng là lợi thế vùng trồng của Việt Nam, có giá hợp lý, được thị trường chấp nhận tốt. Việc bố trí cơ cấu như trên sẽ giúp ngành lúa gạo Việt Nam đỡ áp lực, tránh đối đầu với đối thủ "nặng ký” Ấn Độ.

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt (Quyết định 583/QĐ-TTg ngày 26/5/2023) đặt mục tiêu: Tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu; giảm khối lượng gạo xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn, với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD.

Về cơ cấu chủng loại, chiến lược trên xác định giai đoạn 2023 - 2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 15%; gạo trắng phẩm cấp cao 20%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản 40%; gạo nếp 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%.

Giai đoạn 2026 - 2030, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 10%; gạo trắng phẩm cấp cao 15%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản 45%; gạo nếp 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao chiếm khoảng 10%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%. Cùng đó, tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%; nâng cao hiệu quả gạo xuất khẩu qua kênh trung gian (trường không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán).

Theo chiến lược này, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam (Vietnam Rice) vào năm 2030.


Tin mới

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
3 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
3 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
58 phút trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
16 phút trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
1 phút trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.258.004 VNĐ / tấn

193.10 JPY / kg

0.05 %

- 0.10

Đường

SUGAR

11.071.270 VNĐ / tấn

19.59 UScents / lb

1.24 %

+ 0.24

Cacao

COCOA

228.123.460 VNĐ / tấn

8,899.00 USD / mt

8.83 %

+ 722.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.701.379 VNĐ / tấn

386.98 UScents / lb

0.62 %

- 2.43

Gạo

RICE

15.402 VNĐ / tấn

13.21 USD / CWT

0.71 %

- 0.10

Đậu nành

SOYBEANS

9.695.129 VNĐ / tấn

1,029.30 UScents / bu

0.48 %

- 5.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.124.018 VNĐ / tấn

287.50 USD / ust

0.07 %

+ 0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
4 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
20 giờ trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Bí thư huyện về thăm trang trại của team Quang Linh châu Phi, 'đứng hình' khi nhìn thấy cây lúa của Việt Nam, hứa hẹn 1 điều khiến người dân xúc động
1 ngày trước
Bí thư huyện cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ thêm máy móc, phân bón cho team châu Phi để mở rộng sản xuất.
Dùng thử tai nghe Sony ULT Wear: 'Vua bass' tầm giá 4 triệu đồng
1 ngày trước
Với tầm giá khoảng 4 triệu đồng, sẽ rất khó để bạn tìm được một mẫu tai nghe trùm đầu có độ hoàn thiện và chất lượng tốt hơn Sony ULT Wear.