Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường Việt Nam nhập khẩu phân bón với kim ngạch 392,1 triệu USD, chiếm 37,4 tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước với lượng đạt 1,5 triệu tấn. Nga đứng thứ 2 với kim ngạch đạt 138,3 triệu USD tương đương 454.714.
10 thị trường xuất khẩu phân bón sang Việt Nam lớn nhất trong 10 tháng 2017
Việt Nam nhập khẩu 394.692 tấn phân bón các loại, trị giá 100,8 triệu USD tăng 75,1 về lượng và tăng tới 92,5% về giá trị. Tính chung trong 10 tháng, cả nước nhập khẩu 3,9 triệu tấn phân bón đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lên hơn 1 tỷ USD, tăng 17,5% về lượng và tăng 15% về giá trị.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cao hơn so với mức dự tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra trước đó. Bộ ước tính lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 10 năm 2017 đạt 301 nghìn tấn với giá trị 67 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,83 triệu tấn và 1,02 tỷ USD, tăng 14,7% về khối lượng và tăng 11,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 407 nghìn tấn với giá trị đạt 102 triệu USD, giảm 16,2% khối lượng và giảm 8,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016; phân SA ước đạt 904 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 107 triệu USD, tăng 9,7% về khối lượng và tăng 9,7% về giá trị so với năm 2016.
Năm 2017, thị trường phân bón được dự báo sẽ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ khi tình hình thời tiết và thổ nhưỡng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Theo báo cáo của Agrimonitor, tiêu thụ phân bón nội địa của Ure và NPK dự báo lần lượt tăng 2,15% và 5,33%.
Trên thị trường giá cả các loại phân bón Ure, DAP đã có dấu hiệu tăng trở lại sau một thời kỳ giảm dài. Theo thống kê từ FAO, bình quân giá phân bón Ure thế giới đã tăng đến 10% so với mức đầu năm.
Trong nước, giá chào bán Ure tăng bình quân khoảng 15% từ đầu năm đến cuối tháng 6 và bước vào giai đoạn chững lại. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách bảo vệ môi trường tại Trung Quốc khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm công suất hoạt động dẫn đến nguồn cung phân bón Ure trong vụ Đông Xuân bị khan hiếm.