Việt Nam chốt thỏa thuận, Nga ngỏ ý mang tới thứ "thế giới chỉ có 6 chiếc": Dự án 12 tỷ đô nhận tin nóng

15 giờ trước
Tập đoàn Rosatom (Nga) cho biết, họ sẽ đề nghị cung cấp cho Việt Nam một hệ thống tiên tiến mà hiện chỉ có 6 chiếc tương tự đang hoạt động trên thế giới.

Việt – Nga ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân

Theo hãng tin AFP (Pháp), ngày 14/1, trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tới Việt Nam, hai phía Việt – Nga đã ký kết bản ghi nhớ tăng cường hợp tác giữa Tập đoàn Rosatom (Nga) và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Mishustin khẳng định, Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam.

Việt Nam chốt thỏa thuận, Nga ngỏ ý mang tới thứ "thế giới chỉ có 6 chiếc": Dự án 12 tỷ đô nhận tin nóng - Ảnh 1

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin trong chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, vào cuối tháng 11/2024, Quốc hội Việt Nam đã quyết định tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng. Đây là dự án gồm nhà máy 1 và 2 với tổng công suất 4.000 MW.

Theo Nghị quyết số 41/2009/QH12 về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 25/11/2009, tổng mức đầu tư dự án sẽ theo 3 kịch bản, gồm mức thấp là 10,8 tỷ USD, mức cao là 11,2 tỷ USD và 12,2 tỷ USD trên diện tích 1.642 ha tại 2 xã Phước Dinh, Vĩnh Hải.

Trong chỉ đạo mới nhất đưa ra trưa 15/1/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ban, ngành liên quan hoàn thành xong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong vòng 5 năm.

Hãng tin Sputnik (Nga) cho biết, khi trả lời các phóng viên trong nước, Giám đốc Rosatom Alexei Likhachev đã gọi việc Việt Nam muốn quay lại dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là "một bước đột phá".

Theo Hiệp hội năng lượng Việt Nam, vào tháng 7/2015, Rosatom và EVN đã ký thỏa thuận khung cho việc thực hiện giai đoạn đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đánh dấu bước tiến quan trọng để xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tới năm 2016, dự án này tạm dừng theo chủ trương của Việt Nam.

Việt Nam chốt thỏa thuận, Nga ngỏ ý mang tới thứ "thế giới chỉ có 6 chiếc": Dự án 12 tỷ đô nhận tin nóng - Ảnh 2

Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), gần khu vực xây dựng Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: Erav.vn

Lời đề nghị của Rosatom

Đề cập thêm về thỏa thuận hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hãng thông tấn Interfax (Nga) ngày 15/1 dẫn lời ông Likhachev cho hay, Rosatom sẽ đề nghị xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 cho Việt Nam.

Nhắc tới dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, ông Likhachev cho biết, Rosatom "đang bắt đầu cập nhật các thỏa thuận đã đạt được cách đây hơn 1 thập kỷ".

"Rõ ràng là thời gian đã trôi qua và cần phải xem xét lại một số thông số. Tuy nhiên, có 2 điều chắc chắn. Một là, chúng tôi đã nắm rõ các khái niệm kỹ thuật liên quan, và hai là, chúng tôi sẽ đề nghị xây dựng cho Việt Nam 2 lò phản ứng VVER-1200. Đây là hệ thống lò phản ứng tiên tiến, hiện đại nhất, và hiện chỉ có 6 hệ thống như vậy đang hoạt động trên thế giới" – Ông Likhachev nói.

Ông lưu ý thêm rằng, "trước mắt", Rosatom sẽ đề nghị Việt Nam xây dựng một nhà máy điện với 2 tổ máy.

"Chúng tôi sẽ cung cấp nhà máy điện hạt nhân hiện đại nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất từ trước đến nay dựa trên 2 tổ máy. Tất nhiên, công tác đào tạo nhân sự sẽ tiếp tục và sẽ cần tăng gấp bội nga y cả khi số lượng hiện tại về đào tạo chuyên gia trẻ cho Việt Nam đã đạt kỷ lục" – Ông Likhachev nhấn mạnh.

Việt Nam chốt thỏa thuận, Nga ngỏ ý mang tới thứ "thế giới chỉ có 6 chiếc": Dự án 12 tỷ đô nhận tin nóng - Ảnh 3

Giám đốc Rosatom Alexei Likhachev. Ảnh: Sputnik

Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 28/11/2024 tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga ở Hà Nội, Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov cho biết, thời điểm cuối năm 2009, khi dự án xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 được chính phủ Việt Nam trình đề xuất chủ trương đầu tư lên Quốc hội, gần 100 người đã được cử đi học về điện hạt nhân ở các nước như Nga, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ.

Theo Giám đốc Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga (Rossotrudnichestvo) Yevgeny Alexandrovich Primakov, hiện vẫn có nhiều sinh viên Việt Nam theo học về lĩnh vực điện hạt nhân ở Nga.

Rossotrudnichestvo vẫn đang hợp tác với Rosatom để đào tạo chuyên gia về lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có năng lượng xanh.

Liên quan tới mẫu lò phản ứng VVER-1200 mà ông Likhachev đề cập, trung tâm truyền thông Atom Media của ngành công nghiệp hạt nhân Nga cho biết, đây là phiên bản cải tiến của lò phản ứng VVER-1000 được xây dựng tại Ấn Độ (Kudankulam) và Trung Quốc (Tianwan) vào những năm 1990 và 2000.

Thiết kế mới cho phép cải thiện hiệu suất ở mọi thông số. Ngoài ra, một loạt hệ thống an toàn được bổ sung giúp ngăn chặn các chất phóng xạ thoát ra khỏi lớp vỏ lò phản ứng kín trong trường hợp khẩn cấp.

Lò phản ứng loại này có tuổi thọ trung bình 60 năm (vẫn có khả năng tăng thêm) và có thể duy trì hoạt động 18 tháng mà không cần tiếp nhiên liệu.

Nga đánh giá cao cơ hội hợp tác với Việt Nam

Tại cuộc họp báo tổng kết hoạt động đối ngoại của Nga trong năm 2024 ngày 14/1, khi trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN về những kỳ vọng sau chuyến thăm của Thủ tướng Mishustin đến Việt Nam, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, nếu Nga-Việt nhất trí về khả năng hợp tác trong lĩnh vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì đây chính là kết quả tích cực của chuyến thăm.

Ông Lavrov nhắc lại rằng, trong chuyến thăm Việt Nam hồi cuối tháng 6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định, việc phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình là lĩnh vực hứa hẹn trong mở rộng hợp tác Nga-Việt.

Mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này không chỉ là xây dựng nhà máy điện, mà còn cho ra đời một ngành mới, trong đó có đào tạo nhân lực, cán bộ khoa học công tác tại nhà máy và nhiều khía cạnh kinh doanh khác.

"Dự án năng lượng hạt nhân sẽ bổ sung thêm thành tố công nghệ cao vào quan hệ hợp tác giữa hai nước" – Ngoại trưởng Nga lưu ý.


Tin mới

Điện thoại tầm trung "quốc dân" giá giảm còn 5 triệu: Màn AMOLED 6.67 inch, camera 200MP, sạc nhanh 67 W
8 giờ trước
Mẫu điện thoại của Redmi đang có mức giảm hấp dẫn đầu tháng 1/2025.
OPPO Reno13 Series đang đưa AI đến gần người dùng hơn như thế nào?
7 giờ trước
Hơn 5 năm đồng hành cùng người dùng Việt Nam, OPPO Reno đã trở thành biểu tượng của công nghệ và đổi mới không ngừng.
Loạt xe Green vừa ra mắt còn chưa hết 'hot', VinFast bất ngờ nhá hàng xe lạ: VF Wild bản thương mại?
7 giờ trước
VinFast bất ngờ đăng tải hình ảnh một mẫu xe ẩn sau vải phủ. Đó là xe gì?
Quốc gia đầu tiên của ASEAN vừa gia nhập BRICS đã cân nhắc mua dầu Nga giá rẻ: "Giá rẻ hơn và tuân thủ mọi quy tắc, tại sao không?"
6 giờ trước
Indonesia vừa tham gia BRICS đã mong muốn được nhập khẩu dầu Nga giá rẻ.
Bò giàng có gì mà trở thành đặc sản, gây sốt dịp Tết?
6 giờ trước
Từ món ăn dân dã, thịt gác bếp, lạp xưởng... đã thành đặc sản của núi rừng Nghệ An, có mặt ở khắp các huyện thị, vào Nam, ra Bắc. Vào vụ Tết, người làm nghề không kịp nghỉ để có hàng gửi cho khách.

Tin cùng chuyên mục

Chiếc xe thiếu gia Vingroup dùng để rước á hậu Phương Nhi có gì đặc biệt?
21 giờ trước
Lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi đang thu hút sự chú ý, đặc biệt là chiếc xe mà chú rể sử dụng trong ngày trọng đại. Vậy chiếc xe đặc biệt này có gì?
Hàng hiếm Mercedes-Benz E 400 AMG mui trần giá 1,6 tỷ ngang Camry mới: Ngoại thất độ nhẹ, thay vô lăng như xe đua F1
1 ngày trước
Chiếc Mercedes-Benz E 400 AMG trong bài viết thuộc số lượng hiếm rao bán trên sàn xe cũ và được chủ cũ độ lại vô lăng theo phong cách của xe đua.
12.000 chiếc iPhone 16 đã có mặt tại Indonesia bất chấp lệnh cấm bán
1 ngày trước
Hiện tại, Apple vẫn chưa được Chính phủ Indonesia cấp phép bán thế hệ iPhone mới nhất.
"Ông trùm" xe tải hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam: công suất 50.000 xe/năm, hướng tới tỷ lệ nội địa hóa 80%
1 ngày trước
Nhà máy sản xuất ô tô hợp tác giữa Tập đoàn ô tô Changan và Kim Long Motor Huế sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2025.