Việt Nam có 93 triệu dân nhưng chỉ 2 thành phố có thông tin về chất lượng khí thở

09/03/2019 15:16
Hà Nội được phát hiện có chất lượng không khí xấu đứng thứ hai trong ASEAN. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu từ Brunei, Lào, Malaysia và Myanmar đã cản trở các nhà nghiên cứu, và khó kết luận xếp hạng này chính xác đến đâu.

Phần lớn người dân ở Đông Nam Á không có thông tin chính xác về chất lượng không khí họ đang hít thở mỗi ngày.

Phân tích từ các báo cáo về ô nhiễm không khí từ Greenpeace và AirVisual cho thấy 95% các thành phố Đông Nam Á được khảo sát vượt quá mức phơi nhiễm cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tuy nhiên, trong khu vực ASEAN, có bốn quốc gia không có dữ liệu về chất lượng khí thở. Điều này sẽ khiến công dân của họ khó nhận thức được những rủi ro sức khỏe mà họ phải đối mặt. Đó cũng là lý do khiến bảng xếp hạng không phản ánh được chính xác mức độ ô nhiễm giữa các quốc gia.

Báo cáo Chất lượng không khí thế giới 2018 đã phân tích các thông tin về ô nhiễm không khí từ 3.000 thành phố trên khắp thế giới. Báo cáo lấy với dữ liệu được lấy từ các nguồn giám sát công cộng đo lường và công bố nồng độ bụi siêu vi PM2,5 theo thời gian. Những nguồn thông tin này bao gồm các mạng lưới giám sát của chính phủ và dữ liệu được xác nhận từ các màn hình chất lượng không khí được vận hành bởi các cá nhân và tổ chức tư nhân. Chỉ có 145 thành phố ASEAN có dữ liệu.

Bụi siêu vi PM2.5 là một loại vật chất hạt (PM) nhỏ hơn 2,5 micromet (một milimet bằng 1.000 micromet) và được coi là chất ô nhiễm không khí tác động mạnh nhất.

WHO ước tính, mỗi năm có khoảng 7 triệu người chết do tiếp xúc với bụi siêu vi trong không khí. Bụi này xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh bao gồm đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và nhiễm trùng đường hô hấp. Ô nhiễm bụi siêu vi cũng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Nó có thể gây ra Alzheimer và chứng mất trí.

Mặc dù một số khu vực có thể có các trạm theo dõi các chỉ số khác như PM10 hoặc sulfur dioxide, nhưng chúng đôi khi lại không đo nồng độ gồm PM2.5 - dạng ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất. Với kích thước siêu nhỏ, PM2.5 - chỉ bằng bốn phần trăm đường kính của tóc người - có thể xâm nhập sâu vào hệ hô hấp của con người, và từ đó đến toàn bộ cơ thể, gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe ngắn và dài hạn.

Các chỉ số trước đây như Chỉ số ô nhiễm không khí (API), là chỉ số kết hợp của PM10 (các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 micromet) và carbon monoxide, ozone, nitơ dioxide và sulfur dioxide, đã lỗi thời và không thể hiện được chính xác nhất chất lượng không khí nữa.

Việt Nam có 93 triệu dân nhưng chỉ 2 thành phố có thông tin về chất lượng khí thở - Ảnh 1.

Hà Nội được phát hiện có chất lượng không khí tồi tệ đứng thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Jakarta (Indonesia). Calamba (Philippines) được đánh giá là thành phố có không khí sạch nhất. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu từ Brunei, Lào, Malaysia và Myanmar đã cản trở các nhà nghiên cứu, và có thể kết quả xếp hạng này chưa thực sự chính xác. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm khí thở ở Hà Nội đang ở mức đáng báo động là việc không thể phủ nhận.

Trong khi các trạm ở Thái Lan và Philippines có thể cung cấp dữ liệu cho 20 và 16 thành phố tương ứng, Indonesia - với dân số khoảng 260 triệu người trải rộng trên hơn 17.000 hòn đảo - chỉ có dữ liệu cho bốn thành phố. Việt Nam, với dân số 93 triệu người, chỉ có dữ liệu cho hai thành phố lớn; Hà Nội và Hồ Chí Minh. Có ít nhất 10 trạm quốc gia và hơn 50 trạm địa phương hoạt động tại Bangkok, nhưng họ không công bố dữ liệu cập nhật cho công chúng.

Việt Nam có 93 triệu dân nhưng chỉ 2 thành phố có thông tin về chất lượng khí thở - Ảnh 2.

Greenpeace tuyên bố rằng: đối với trẻ em sống ở Jakarta và Hà Nội, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên 40% và do hen suyễn tăng 20%. Đối với người trưởng thành, nguy cơ ung thư phổi tăng từ 25% đến 30% và nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi.

Greenpeace khuyến cáo, Hà Nội cần phải thiết lập các mục tiêu và tạo ra các kế hoạch hành động để đưa chất lượng không khí về ngưỡng chấp nhận được. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để chuyển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, phát triển hệ thống giao thông bền vững. Tăng cường các tiêu chuẩn khí thải đối với các nhà máy điện, các nhà máy công nghiệp, xe cộ và các nguồn phát thải khác cũng sẽ góp phần giúp người dân được hít thở không khí sạch hơn.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
13 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
14 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
15 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
15 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
15 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.837.898 VNĐ / thùng

74.64 USD / bbl

-0.32 %

- -0.24

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.748.269 VNĐ / thùng

71.00 USD / bbl

-0.22 %

- -0.16

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.592.469 VNĐ / m3

2.39 USD / mmbtu

1.65 %

+ 0.04

Than đá

COAL

3.434.978 VNĐ / tấn

139.50 USD / mt

0.36 %

+ 0.50

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 20/9: Đồng loạt tăng mạnh
16 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 20/9 trên thế giới và trong nước đồng loạt tăng trong bối cảnh nguồn cung dầu thô đang bị gián đoạn.
Giá xăng tăng trở lại, RON 95 vượt 19.700 đồng/lít
20 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (19/9), giá xăng trong nước tăng từ 50 - 130 đồng/lít.
Giá xăng "đứt mạch" giảm, giá dầu đang rẻ nhất trong năm chỉ hơn 17.000 đồng/ lít
1 ngày trước
Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ ngày 19/9, trong đó giá xăng tăng trở lại, giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng giảm phiên thứ 5 liên tiếp.
Thị trường ngày 19/9: Giá dầu và vàng giảm dù Fed hạ mạnh lãi suất
1 ngày trước
Việc ngân hàng trung ương Mỹ hạ lãi suất 50 cơ bản đã đẩy USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh trong phiên 18/9, từ đó gây áp lực giảm giá đối với dầu và vàng. Tuy nhiên, giá đồng, cao su và đường tăng mạnh trong phiên này.