Việt Nam có thể mất 15% GDP vào năm 2040 nếu không giảm được phát thải các bon

26/11/2022 08:55
Giải pháp cho Việt Nam chính là cần tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời tránh xa các hoạt động sản xuất nhiều các bon, Giám đốc quốc gia của WB khẳng định.

Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là những mục tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường. Mục tiêu này cũng được ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu ra tại hội nghị quốc tế "Tăng cường hợp tác với các quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước", ngày 25/11.

Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050" với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết thêm, với vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, quan trọng của cả nước, chiếm gần 65,3% tổng tài sản và gần 63% tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp có vốn nhà nước hiện nay, Ủy ban đang xây dựng và thực hiện Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, trong đó tập trung vào một số định hướng.

Trước hết là huy động hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban trên cơ sở khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng đó, phát triển các tập đoàn, tổng công ty gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có năng lực và kinh nghiệm nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển/hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ số, công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Việt Nam có thể mất 15% GDP vào năm 2040 nếu không giảm được phát thải các bon - Ảnh 1.

Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 27)

Trong khi đó, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) - bà Carolyn Turk khẳng định rằng để đạt được các mục tiêu giảm phát thải ròng như Việt Nam đã cam kết tại COP 27, Việt Nam thực sự có rất nhiều việc cần làm.

Bà Turk chỉ ra các nước đang phát triển trên thế giới đang đối mặt với vấn đề lạm phát cao, nợ nần, các yếu tố này làm thu hẹp hoạt động kinh tế, gia tăng nghèo đói trên khắp thế giới, gây thiệt hại cho vấn đề giáo dục và phát triển. Tại một số nước tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao, trong một thế giới nhiều bất ổn, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức.

Theo báo cáo WB công bố vào tháng 5/2022, giải pháp cho Việt Nam chính là cần tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời tránh xa các hoạt động sản xuất nhiều các bon. 100 triệu người Việt Nam thuộc nhóm dễ chịu tổn thương nhất thế giới về biến đổi khí hậu. Các khu vực xung quanh kinh tế TP.HCM, nhiều bộ phận lớn của nền kinh tế cũng đối mặt nhiều rủi ro. Lượng phát thải đang tăng nhanh nhất thế giới khi mà phát triển nhanh để đạt thu nhập cao, Việt Nam cần phải giảm cường độ các bon để đạt được mong muốn, tham vọng về vấn đề khử các bon.

Tại COP 27, Việt Nam tái khẳng định cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 và ngừng sử dụng than đá vào năm 2040, cân bằng giữa mục tiêu phát triển và rủi ro khí hậu cần phải có nguồn tài chính quy mô lớn. Tuy nhiên, theo WB, chi phí của việc không hành động gì còn cao hơn, nếu không có động thái gì, thiệt hại từ biến đổi khí hậu và phát thải các bon quá cao có thể lên đến ước tính 15% GDP vào năm 2040.

Bà Turk phân tích để hiện thực hóa các mục tiêu này, thực sự cần đến nguồn tài chính đa dạng, riêng các khoản đầu tư vốn cần cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch khá lớn, khoảng 17 tỷ USD/năm.

Nhưng chỉ riêng thị trường vốn trong nước không đáp ứng được nhu cầu này mà cần sự kết hợp đồng bộ của các nguồn lực công tư để tạo điều kiện về kỹ thuật và tài chính cho Việt Nam. Cần phải gắn được các cam kết về khí hậu với các dự án xanh hữu hình. Cải cách PPP cần có sự cải thiện tốt hơn, cải thiện khả năng vay vốn ngân hàng của các dự án xanh. Việc áp dụng các thông lệ quốc tế.

Một khuôn khổ giám sát và công bố thông tin để tránh hành vi tẩy xanh, điều đã xảy ra tại không ít các nền kinh tế phát triển.

Ngoài ra cũng cần giải quyết các vấn đề rủi ro phụ, các giải pháp sáng tạo ví như cơ chế giải phóng vốn từ tài sản, các cơ sở dự án và tín dụng là những thứ mà Việt Nam có thể được khám phá. Chính phủ có thể khuyến khích tín dụng xanh, người vay cho các dự án biến đổi khí hậu được hỗ trợ thông qua, khuyến khích sự phát triển sản phẩm tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh, chuyển đổi, liên kết bền vững.

Theo số liệu của bà Turk công bố, tại Việt Nam, tổng tài sản hơn 800 doanh nghiệp nhà nước ước khoảng 156 tỷ USD, tức 43% GDP. Nhóm doanh nghiệp này tác động không hề nhỏ đến tài chính quốc gia. Chính vì vậy bà Turk cho rằng cần phải tăng cường hiệu quả giám sát các doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo doanh nghiệp nhà nước xúc tác hiệu quả cho đầu tư tư nhân, tăng cường giám sát doanh nghiệp nhà nước, cải thiện hệ thống thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước, cần phải có sự hỗ trợ công nhằm giảm thiểu rủi ro và huy động các khoản đầu tư lớn cho phát triển năng lượng sạch. Doanh nghiệp nhà nước chi phối các ngành sử dụng nhiều các bon nhất. Quá trình chuyển đổi xanh không thể thực hiện được nếu thiếu sự đóng góp của nhóm doanh nghiệp nhà nước.

Theo bà Turk, các tổ chức đầu tư toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn tài chính quy mô lớn, bí quyết kỹ thuật. Đồng thời, chính phủ nên xem xét biến đổi thuận lợi để giải quyết khẩn cấp nhu cầu đầu tư công vào lĩnh vực năng lượng.

Bà Turk khẳng định Việt Nam đang bỏ lỡ cơ hội chuyển đổi năng lượng xanh bởi không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tài trợ. Cuối cùng, khoảng trống pháp lý với các giải pháp mua bán các bon ở cấp quốc gia và địa phương vẫn đang còn rất lớn. Nguồn tài chính khí hậu bổ sung có thể đến từ bán các bon ra thị trường quốc tế. Theo ước tính, mức giảm phát thải trong 10 năm tương đương 1,76 tỷ USD,

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng của thị trường các bon quốc tế. WB muốn hỗ trợ Việt Nam khai thác các nguồn lực mới cho các kế hoạch khí hậu. WB sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam trong kết nối các nguồn lực quốc tế để huy động tài chính xanh cho Việt Nam. WB cam kết hỗ trợ các cơ quan chức năng Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Turk cam kết.

Ông Giorgio Aliberti – Đại sứ trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam trong khi đó lại chia sẻ những kinh nghiệm của EU về việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải ròng

Theo ông Aliberti, từ năm 2019, EU đã thông qua thỏa thuận xanh, từ thời điểm này chính phủ các nước EU đã muốn EU trở thành nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là giảm phát thải ròng bằng không vào năm 2050, không có ai bị bỏ lại phía sau và cố gắng đảm bảo tăng cường cải thiện phúc lợi của mọi công dân và thế hệ trong tương lai.

Thỏa thuận xanh của EU được triển khai trong nhiều lĩnh vực: năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường, ngoài ra có cả giao thông, biến đổi khí hậu thu hút sự đầu tư của cả khu vực công và khu vực tư. Liên quan đến nguồn tài chính để có thể thực hiện thỏa thuận xanh này, EU đã huy động ít nhất 1.000 tỷ euro, trong đó có hoạt động ví như Next Generation EU, trong đó có cả trái phiếu xanh, sử dụng tiền huy động được từ trái phiếu xanh để triển khai các sáng kiến xanh.

Khi huy động trái phiếu xanh, EU công bố rõ ràng về việc tiền được huy động sẽ được sử dụng như thế nào, EU sẽ phân bổ khoảng gần 500 nghìn tỷ euro để xây dựng và phục hồi khả năng chống chịu. EU cũng có gần khoảng 200 nghìn trái phiếu xanh. Đầu tư của EU vào giao thông và hạ cầng cơ sở xanh chiếm đến hơn 50%, EU có hệ thống phân loại và nêu ra thế nào là kinh tế xanh. EU đồng thời lập ra nhóm để ra quyết định đồng thời có nền tảng, nhóm chuyên gia về mặt kỹ thuật, các nước thành viên về thực hiện tài chính bền vững, nền tảng quốc tế về tài chính bền vững.

Về chiến lược tài chính bền vững của EU, cần phải đảm bảo cung cấp các công cụ để thực hiện tăng trưởng xanh. EU quan tâm đến việc làm sao đảm bảo các công ty, cá nhân đều có thể tham gia vào quá trình chuyển đổi này. EU cũng muốn các doanh nghiệp phát triển làm sao mạnh mẽ, tự cường, đồng thời ngăn chặn hoạt động giả mạo xanh (green washing) và có sự kết nối về quốc tế trong triển khai các chiến lược này. Ngoài ra, EU áp dụng hệ thống phân loại rõ ràng, thế nào là xanh, thế nào không phải là xanh.

EU đưa ra định nghĩa rõ ràng với doanh nghiệp để doanh nghiệp có lộ trình cải thiện từng bước một để có thể có được nguồn tài chính xaanh.

Về vấn đề công bố thông tin, doanh nghiệp cần công bố thông tin trong báo cáo bởi nó chịu ảnh hưởng từ vấn đề biến đổi khí hậu. Cuối cùng là việc công bố liên quan đến các hoạt động bền vững trong lĩnh vực tài chính. Liên quan đến khuôn khổ tài chính, EU cũng có các khuôn khổ báo cáo về các hoạt động bền vững của doanh nghiệp.

Đó là những điểm cơ bản từ đại diện đến từ EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt, đặc biệt là gắn với hoạt động kinh doanh, xuất khẩu với khu vực thị trường này.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
5 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
5 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
6 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
7 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
7 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.