Việt Nam đảm bảo không thiếu lương thực, dù xảy ra đột biến cục bộ

18/03/2020 21:09
(Dân Việt) Đó là khẳng định của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, diễn ra sáng nay 18/3 tại Hà Nội.

viet nam dam bao khong thieu luong thuc, du xay ra dot bien cuc bo hinh anh 1

Vinafood 1 triển khai 4 điểm bán gạo bình ổn giá cho người dân tại Quảng Ninh.

Cái được lớn nhất của an ninh lương thực là an dân 

Trao đổi tại hội nghị, bà Bùi Thị Thanh Tâm - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) cho biết, hiện nay trong ngành lương thực có 2 tổng công ty lương thực, các công ty tư nhân và công ty nước ngoài tham gia thị trường. 

“Các công ty tư nhân tham gia thị trường với mục tiêu lợi nhuận, lúc nào có lợi thì họ mua, không có lợi thì họ dừng. Khi có biến động như tình hình vừa qua thì các công ty có thể găm hàng chờ giá lên cao. Trong khi đó, công ty lương thực của Nhà nước có chức năng được Chính phủ giao là lưu thông, bình ổn giá lương thực thì phải thực hiện nhiệm vụ này, có khi không lợi nhuận”, Tổng Giám đốc Vinafood1 cho biết.

Khẳng định, dù xảy ra đột biến cục bộ, Việt Nam sẽ không thiếu lương thực cung cấp cho thị trường, người tiêu dùng. Bà Tâm nhắc lại câu chuyện thời sự, ngày 7/3, trước nhu cầu gạo tăng cao cục bộ sau khi xuất hiện ca nhiễm dịch Covid-19 số 17, trong một ngày Tổng công ty đã bán ra lượng gạo gấp 20-30 lần, có hộ đến mua 1-2 tạ để tích trữ mặc dù bình thường chỉ mua có 10kg. 

Tại hội nghị, bà Tâm kiến nghị Chính phủ xem xét, nắm giữ một tỉ lệ cổ phần hợp lý khi cổ phần hóa để bảo đảm vai trò điều tiết, bình ổn khi cần thiết.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của an ninh lương thực, nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Huy Ngọ cho rằng, cái được lớn nhất trong vấn đề an ninh lương thực là an dân. “Không có gì khổ bằng phải chạy ăn từng bữa, làm sao kiếm được bữa nấu buổi chiều cho cả nhà”, ông Ngọ nói. 

Ông Ngọ cho rằng, từ an ninh lương thực mở toang cánh cửa để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là cánh cửa xuất khẩu mở rộng hơn nhiều. Theo ông Lê Huy Ngọ, “ngày xưa, cái khổ của người lãnh đạo là tháng sau bán cái gì, chia cho từng huyện, tỉnh, ngành mà không trả lời được thì bế tắc; hay người phụ nữ buổi chiều nay nấu cái gì mà không trả lời được cho con cái cũng là cái khổ. Bây giờ, chúng ta giải quyết được vấn đề đó”.

Thay đổi tư duy về an ninh lương thực

Nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Huy Ngọ góp ý, bài học lớn nhất là gắn an ninh lương thực với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát huy thế mạnh từng vùng, không chỉ lúa gạo mà cả các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác, “chứ an ninh lương thực mà cứ loanh quanh bàn nhau làm lúa bao nhiêu, diện tích bao nhiêu, năng suất bao nhiêu là cần nhưng chưa đủ”. 

Bên cạnh đó, an ninh lương thực phải gắn với sản xuất nền nông nghiệp hàng hóa, quy mô tập trung, gắn với xuất khẩu, phát huy thuận lợi về đất đai, khí hậu như mở ra cho người dân làm cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi…

Để đảm bảo an ninh lương thực trong thời gian tới, nhiều đại biểu, chuyên gia nông nghiệp kiến nghị Chính phủ cần có các giải pháp như phải giữ và quy hoạch đất trồng cây lương thực chủ lực mà Việt Nam có lợi thế, đặc biệt là đất lúa. Riêng về đất lúa, chúng ta phải có chính sách nghiêm ngặt để thực thi việc bảo vệ, giữ gìn đất lúa và nguồn nước sạch. 

Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed kiến nghị Nhà nước cần nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn và chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên và sâu bệnh, đặc biệt là biến đổi khí hậu.

"Đặc biệt, chúng tôi cũng đề nghị Nhà nước xem xét lại việc dự trữ giống cây trồng hiện nay. Thực tế việc dự trữ này đã không còn phù hợp và cần phải thay đổi để cho hợp lý hơn. Theo tôi để tiết kiệm chi ngân sách chỉ cần khi có thiên tai Chính phủ hỗ trợ bằng tiền cho các địa phương để các tỉnh, thành chủ động mua giống cho nông dân. Các doanh nghiệp cung ứng giống theo yêu cầu về cơ cấu sản xuất, kịp thời vụ và có thể lấy tiền sau", ông Trần Mạnh Báo khẳng định.

Theo ông Báo, hiện nay vẫn có ý kiến cho rằng không cần quan tâm đến an ninh lương thực do chúng ta đang dư thừa gạo. Tuy nhiên, nếu nhìn bao trùm toàn cảnh thì chúng ta đang thiếu lương thực. Vì số lượng gạo xuất khẩu không bằng số lượng ngô và đậu tương xuất khẩu.

Lương thực đâu chỉ có gạo mà còn thịt, cá, sữa, rau đậu, ngô, khoai, mà gia súc, gia cầm cũng phải ăn lương thực, trâu, bò, dê, ngựa có ăn cỏ thì cỏ vẫn trồng trên đất cây lương thực.

"Bây giờ ở thành phố, đồng bằng chúng ta đang có đủ lương thực nhưng đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu lương thực. Hàng ngày vẫn dựa vào cơm gạo để ăn chứ có đâu nhiều món thay thế, một vụ thiên tai, mất mùa là không có gì để ăn", ông Báo nói thêm.

Chia sẻ với các đại biểu, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng: "Thành tựu của nước ta trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực được thế giới công nhận, chứ không phải mẹ hát con khen hay. Những thành tựu này bây giờ vẫn là mong muốn, khát vọng của nhiều nước". 

Theo ông Bình, trong thời gian tới, tình hình có nhiều thay đổi, cần có cách nhìn mới hơn, thay đổi về chất đối với vấn đề này. "Cơ cấu tiêu dùng lương thực, thực phẩm cũng khác xưa, trước đây ăn 5-6 bát cơm một bữa mà không thấy no là bởi không có thực phẩm, không có đủ dinh dưỡng, nhưng nay với 10 kg gạo có nhà ăn cả tháng không hết”, ông Nguyễn Văn Bình khẳng định. 

Cũng theo ông Bình, nông thôn hiện nay có nhiều thay đổi. Chỉ 30% thu nhập của người nông dân đến từ sản xuất nông nghiệp, 70% đến từ loại hình hoạt động khác.

"Chúng ta phải có cách nhìn mới về vấn đề này, phải gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế so sánh quốc gia, mỗi vùng, mỗi tỉnh để có quy hoạch sản xuất. 

“Chỗ nào trồng lúa và trồng bao nhiêu là vừa để bảo đảm an ninh lương thực, còn chuyển sang cây trồng vật nuôi khác có giá trị gia tăng cao hơn để đáp ứng yêu cầu người dân, bao nhiêu đất còn lại để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa…”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
59 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
51 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

12.006.010 VNĐ / tấn

21.43 UScents / lb

0.23 %

+ 0.05

Cacao

COCOA

233.995.538 VNĐ / tấn

9,208.00 USD / mt

6.64 %

+ 573.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

168.582.754 VNĐ / tấn

300.91 UScents / lb

2.01 %

+ 5.94

Gạo

RICE

17.485 VNĐ / tấn

15.12 USD / CWT

0.32 %

- 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.145.406 VNĐ / tấn

979.44 UScents / bu

0.17 %

+ 1.69

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.133.330 VNĐ / tấn

290.35 USD / ust

0.33 %

+ 0.95

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
14 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
15 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
16 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
18 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.