Việt Nam dư thừa lao động nhưng sức cạnh tranh kém xa ASEAN-4, chỉ cao hơn Indonesia và Lào

27/04/2021 09:33
Thị trường lao động Việt Nam nhìn chung vẫn là một thị trường dư thừa lao động; chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều, mất cân đối nghiêm trọng về cung-cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế.

Mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) tổ chức hội thảo "Phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam".

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thị trường lao động Việt Nam đã có những cải thiện nhất định về hệ thống chính sách lao động, việc làm, tạo khung pháp lý để phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động.

Kết quả, thị trường lao động đã có nhiều dịch chuyển tích cực. Lao động đã dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, từ những công việc không ổn định, bấp bênh sang những công việc mang tính ổn định, bền vững hơn... Nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã có sự cải thiện rõ rệt, tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm đã tăng nhiều so với trước.

Tuy vậy, thị trường lao động của Việt Nam vẫn tồn tại không ít bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách được xây dựng chưa bao phủ đầy đủ các chủ thể trên thị trường lao động.

Thị trường lao động Việt Nam nhìn chung vẫn là một thị trường dư thừa lao động; chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều, mất cân đối nghiêm trọng về cung-cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế.

Lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm chủ yếu; lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, mới đạt 24,5% năm 2020, cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Các định chế trung gian, chính sách an sinh và bảo hiểm của thị trường lao động còn yếu, độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao.

Bà Lê Thị Xuân Quỳnh, Phó Trưởng ban Ban nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (CIEM) đánh giá, chất lượng nguồn lao động của Việt Nam còn thấp, trong đào tạo còn thiếu gắn kết giữa đào tạo và thực hành. Vì thế, kỹ năng lao động của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chỉ đạt 46/100 điểm (xếp thứ 103 trên thế giới), kém rất xa so với nhóm ASEAN-4, chỉ cao hơn Indonesia và Lào.

Theo bà Quỳnh, nguyên nhân dẫn tới hạn chế thị trường lao động Việt Nam là sự thiếu đồng bộ, triển khai chậm: sắp xếp mạng lưới trường lớp chưa đi cùng với hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường lớp; xác định các ngành nghề trọng điểm nhưng chưa có chính sách gắn kết giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp; Cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục chưa đi cùng với tự chủ về con người, về chương trình đào tạo; thiếu nguồn lực để thực hiện.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại Việt Nam ngày một già hóa với lao động cao tuổi tăng mạnh, lao động trẻ giảm và không đủ thay thế lực lượng lao động đang già hóa. Năm 2019 tuổi bình quân là 41 tuổi, tuổi trung vị là 40 tuổi.

Đáng chú ý, mức tiền lương tối thiểu vùng đối với khu vực tư nhân được xác định trên quan hệ 3 bên: Nhà nước, người sử dụng lao động (giới chủ) và người lao động (công đoàn), nhưng mức tiền lương tối thiểu chưa đảm bảo được cuộc sống; cơ chế phân phối tiền lương đổi mới chậm, thực chất mới điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Cùng với đó, các trung tâm dịch vụ việc làm công lập thiếu năng động, vẫn mang tính hành chính, phục vụ chủ yếu đối tượng bảo hiểm thất nghiệp trong khu vực chính thức, mà chưa có sự kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm tư nhân. Theo báo cáo, hơn một nửa hoạt động tìm kiếm việc làm thực hiện qua những con đường phi chính thức, như bạn bè, người thân; 2 - 3% tìm qua trang web.

Trong giai đoạn tới, báo cáo nhấn mạnh lại thông điệp về việc ưu tiên chính sách và nguồn lực cần thiết để tập trung cải thiện và phát triển thị trường lao động qua đó thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.

Trong đó, cần chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, về tạo dựng và giải quyết việc làm cho người lao động, về chính sách tiền lương cho người lao động và về phát triển các định chế trung gian, các cơ chế an sinh, bảo hiểm xã hội cho người lao động để thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới, đáp ứng quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao.

Thúc đẩy sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lao động trong đó. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động lớn tuổi; hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của tái cấu trúc kinh tế, hội nhập, ứng dụng/chuyển giao công nghệ mới và tác động của dịch bệnh.

Điểm đáng lưu ý là chính sách tiền lương cần sửa đổi gắn với năng lực, hiệu quả lao động. Để làm được điều đó cần đổi mới công tác đánh giá hiệu quả công việc của người lao động bằng cách xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc (KPI) cho từng vị trí việc làm. Tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị - xã hội.

Tin mới

Xanh SM đoạt giải nhất hạng mục Thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực Dịch vụ vận chuyển nhờ chênh lệch chỉ 2.096 lượt bình chọn
8 giờ trước
Cách biệt không hề lớn cho thấy tính cạnh tranh gay gắt, trong cả hạng mục giải thưởng cũng như lĩnh vực thương mại có nhiều thương hiệu tham gia.
[Trên Ghế 23] Nữ chủ xe Mazda3 nhắm BMW X3 khi muốn mua xe gầm cao 2 tỷ: Nên hay không nên với tư vấn chuyên gia!
7 giờ trước
Nhà báo Nguyễn Thúc Hoàng Linh nhận định, BMW X3 là mẫu xe phù hợp với những nhu cầu của bạn Nguyễn Ngọc Trâm khi tìm mua một mẫu SUV giá 2 tỷ đồng.
“Thánh Gióng” Xanh SM chứng tỏ dáng dấp của ông lớn top đầu thị trường
6 giờ trước
Với những động thái rầm rộ thời gian gần đây của Xanh SM, từ việc ký kết với đối tác để cho thuê 5.000 ôtô điện VinFast, tới cú bắt tay thành lập chuỗi xưởng dịch vụ quy mô hàng đầu Việt Nam,… hãng taxi điện được coi là “Thánh Gióng” trong lĩnh vực gọi xe dịch vụ đang khẳng định vị thế của ông lớn trên thị trường.
Mẫu iPhone giá rẻ của Apple có thể khiến đối thủ Android điêu đứng
6 giờ trước
iPhone SE 4 được trang bị Apple Intelligence là đối thủ đáng gờm.
Xe ga tiết kiệm xăng nhất thị trường Việt cùng đại hạ giá: Thấp nhất chỉ còn 23 triệu đồng, có chiếc rẻ ngang Wave Alpha
6 giờ trước
Những mẫu xe ga tiết kiệm xăng, nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt... đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Ferrari 488 GTB độ độc nhất Việt Nam rao bán hơn 9 tỷ đồng
5 giờ trước
Đây là chiếc Ferrari 488 GTB duy nhất tại Việt Nam được nâng cấp bộ bodykit từ hãng độ nổi tiếng Liberty Walk đến từ Nhật Bản.
Nhiều diễn biến mới trên thương mại điện tử, Bộ Công Thương quản thế nào?
4 giờ trước
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát pháp luật về thương mại điện tử, bổ sung quy định cụ thể về hoạt động thương mại điện tử qua biên giới
Mẫu bán tải này sống sót sau khi bị lũ cuốn ở trạng thái 'hoàn hảo', hãng nhận được mưa lời khen từ cộng đồng mạng
15 phút trước
Những hình ảnh của một chiếc Rivian R1T đang được chia sẻ rộng rãi trên các kênh mạng xã hội tại Mỹ.
‘Lãnh thổ’ riêng của Ford Territory trong phân khúc gầm cao cỡ C chật chội ở Việt Nam
21 giờ trước
Việc nằm trong phân khúc có quá nhiều đối thủ đòi hỏi mỗi mẫu xe cần tạo được dấu ấn riêng để ghi điểm với khách hàng. Ford Territory đã tạo riêng cho mình một “lãnh thổ”, không đụng hàng với bất cứ mẫu xe Nhật và Hàn Quốc nào.