Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ quan trọng cho kinh tế Việt Nam khi mà các công ty cố gắng né tránh các biện pháp thuế quan bằng cách chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đại lục, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng vọt.
Theo báo Nikkei, GDP của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 ước tính tăng trưởng được 6,79%. Tốc độ tăng trưởng này như vậy cao nhất trong thập kỷ qua, chỉ thấp hơn so với tốc độ 7,45% vào năm 2018.
Dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của quý vừa qua như vậy thấp hơn so với con số 7,31% của quý trước đó, khoảng thời gian đó đánh dấu một năm kinh tế tăng trưởng khá tốt, tốc độ tăng trưởng đạt 7,08% - tốc độ cao nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
So với cùng kỳ, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, tăng 26% trong quý 1/2019. Xuất khẩu hàng dệt may đặc biệt tăng mạnh khi nhiều công ty dệt may chuyển địa điểm sản xuất sang Việt Nam, xu thế tương tự cũng diễn ra trong nhiều ngành khác. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong khi đó giảm 7% khi mà kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại.
Các chuyên gia kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Mizuho dự báo chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc sẽ giúp cho sản lượng kinh tế tại Việt Nam tăng trưởng thêm khoảng 0,5 điểm phần trăm.
Chuyên gia kinh tế tại Mizuho, ông Hiromasa Matsuura, dự báo ngay cả nếu kinh tế toàn cầu tăng trưởng chững lại, hoạt động chuyển địa điểm sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ vẫn tiếp diễn và khả năng kinh tế chững lại sẽ vẫn tiếp diễn.
Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng chỉ đạt 4,7% trong quý đầu tiên của năm, trong đó có phần đóng góp quan trọng của Samsung Electronics. Các doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến 2/3 xuất khẩu của Việt Nam, trong đó Samsung Electronics chiếm đến 40%.
Samsung hiện có 2 nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam. Công ty công bố lợi nhuận trong quý 4/2018 giảm 30% và cho đến nay đã phải công bố cảnh báo lợi nhuận của quý 1/2019. Khó khăn của Samsung không khỏi ảnh hưởng xấu đến GDP Việt Nam, xuất khẩu điện thoại di động và các sản phẩm điện tử giảm 4,3% so với cùng kỳ.
Tiêu dùng người dân cũng đang hỗ trợ quan trọng cho nền kinh tế, tiêu dùng vốn đóng góp khoảng 70% vào GDP. Chi tiêu tiêu dùng, trong đó bao gồm tiêu dùng cá nhân, tăng gần 7% trong quý 1/2019.