Việt Nam hậu Covid-19: Lực lượng lao động giảm sâu nhất kể từ năm 2011, doanh nghiệp dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề với tỷ lệ mất việc lên đến 72%

23/07/2020 10:13
Hàng triệu người đã phải hủy bỏ kế hoạch đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Đài Loan hay Hàn Quốc do việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều người Việt từng đi xuất khẩu lao động cũng phải hồi hương do dịch bệnh.

Theo số liệu Điều tra lao động và việc làm quý 2/2020 do Tổng cục Thống kê công bố, gần 31 triệu người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam phải chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Phần lớn người lao động vẫn có việc làm nhưng thu nhập bị cắt giảm do hoạt động kinh tế giảm sút (ảnh hưởng tới 72% lao động trong khu vực dịch vụ), hay chuỗi cung ứng bị gián đoạn (ảnh hưởng tới 67,8% lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng). Tỉ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%.

Về tổng thể, lực lượng lao động đã giảm xuống còn 53,1 triệu người, thấp hơn 2,4 triệu người so với quý 2/2019. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ cuộc điều tra lao động và việc làm bắt đầu vào năm 2011.

Tiến sĩ John Walsh nhận định rằng: "Mặc dù mọi nhóm lực lượng lao động đều chịu ảnh hưởng ít nhiều, lao động nữ và lao động ở vùng sâu vùng xa là những nhóm chịu tác động lớn nhất vì các hộ gia đình phải cân nhắc xem ai là người lo miếng cơm manh áo và ai sẽ mất việc.

Các hộ gia đình ở nông thôn có thể đón nhận một số lao động di cư từ thành thị trở về và sử dụng họ trong các công việc bán thời gian. Nhưng điều này thường đồng nghĩa với việc lao động nữ sẽ mất việc".

Nhìn chung người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Những người phụ thuộc vào kinh tế tiền mặt (chẳng hạn như bán hàng rong) chịu ảnh hưởng nặng nề hơn vì nhiều hoạt động ở thành thị bị hạn chế trong thời gian giãn cách xã hội, và họ không có "sếp" – những người có thể sắp xếp cho họ công việc khác.

Cùng với đó, hàng triệu người đã phải hủy bỏ kế hoạch đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Đài Loan hay Hàn Quốc do việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều người Việt từng đi xuất khẩu lao động cũng phải hồi hương do dịch bệnh.

"Người lao động thì mất cơ hội kiếm thu nhập và Việt Nam cũng mất đi lượng kiều hối đáng kể vì đó. Các kỹ năng, năng lực và mạng lưới quan hệ mới mà lẽ ra những người này có thể đem đến cho kinh tế Việt Nam cũng bị ngưng trệ", vị này cho hay.

Mức độ mở của nền kinh tế cũng đặt ra một điều khác phải cân nhắc: người Việt đang xuất khẩu nhiều loại hàng hóa mà bản thân họ không tiêu thụ trong nước và mua hàng hóa nhập khẩu mà họ không tự sản xuất được. Để giảm nguy cơ đến từ thực trạng này, chính phủ nên cân nhắc điều chỉnh trọng tâm sản xuất để người Việt có thể dùng hàng Việt nhiều hơn.

"Các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách tăng lương tối thiểu, cũng như nâng cao kỹ năng và trình độ học vấn của người lao động trong nước để có thể hợp với mức lương tăng".

Bên cạnh đó ông Walsh cũng cho rằng nên hỗ trợ nhiều hơn cho lao động trong sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu nguy cơ tổn thương của nhóm lao động đặc thù này. Ông đề xuất bổ sung kiến thức và nguồn lực cho các dự án hướng tới gia tăng giá trị của các mặt hàng và thương hiệu cụ thể, đồng thời phân phối các sản phẩm này ra các nước trong khu vực và thị trường quốc tế.

Tựu chung, dù kiểm soát thành công tác động của Covid-19 lên sức khỏe cộng đồng, Việt Nam đã và đang chịu tổn thất không ít về kinh tế, và có lẽ lực lượng lao động là đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ đại dịch này.

Tin mới

Ở Việt Nam có mẫu xe to ngang CX-5 nhưng ăn xăng 1L/100km, mạnh hơn cả Land Cruiser Prado: Giá thế nào?
3 giờ trước
Với một bình nhiên liệu đầy, mẫu xe này có thể đi được trên 1.300km.
Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
4 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
5 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi khủng cho loạt xe máy điện: Giảm tới 5 triệu đồng, chiếc rẻ nhất chỉ còn 14,9 triệu đồng
5 giờ trước
Chính sách này chính thức áp dụng từ ngày 15/4.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
5 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.