Việt Nam là tấm gương điển hình nhất lịch sử hiện đại về toàn cầu hóa

04/10/2018 15:09
Khi chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi ở nhiều quốc gia, Việt Nam trở thành tấm gương điển hình cho những lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại cho một nền kinh tế.

Mới đây trang tin kinh tế nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính kinh tế và công nghệ Quartz vừa đăng tải bài viết ca ngợi những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa đang trải qua thời kỳ khó khăn. Việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), sự lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ với việc ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ hay những căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang cản trở nghiêm trọng việc hướng tới một nền kinh tế toàn cầu nhiều liên kết hơn. Thương mại quốc tế theo tỷ lệ trong GDP cũng đã giảm từ 60% trong năm 2011 xuống 56% trong năm 2016 khi toàn cầu hóa gặp những trở ngại.

Tuy nhiên, nếu cần một tấm gương để khẳng định những vai trò của toàn cầu hóa, hãy nhìn vào nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2017, thương mại của Việt Nam theo tỷ lệ GDP đạt hơn 200%. Theo dữ liệu của ngân hàng Thế giới từ năm 1960 tới nay, đây là mức cao nhất với một quốc gia có từ 50 triệu dân trở lên. Trong số 20 nước đông dân nhất thế giới, tỷ lệ của Việt Nam cao gần gấp đôi so với 122% của Thái Lan.

Việt Nam là tấm gương điển hình nhất lịch sử hiện đại về toàn cầu hóa - Ảnh 1.

Biện pháp này được tính toán bằng cách cộng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu sau đó chia cho số liệu theo GDP. Các nền kinh tế có kết quả cao thường giàu và nhỏ. Hồng Kông, Singapore và Luxembourg đều có tỷ lệ trên 300%. Công ty ở các nền kinh tế này thường chuyên sản xuất sản phẩm xuất khẩu vì thị trường trong nước quá nhỏ, khiến họ khó có thể tiêu thụ hết sản lượng.

Nền kinh tế toàn cầu hóa đặc biệt của Việt Nam là kết quả của việc đặt trọng tâm vào lĩnh vực xuất khẩu nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế. Giống như Trung Quốc vài thập niên trước, Việt Nam mở ra một thị trường lao động giá rẻ, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và trở thành trung tâm sản xuất với giá thành thấp. Hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là điện lực và may mặc tới các đối tác lớn ở Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam là tấm gương điển hình nhất lịch sử hiện đại về toàn cầu hóa - Ảnh 2.

Toàn cầu hóa đã thể hiện những giá trị rõ ràng với Việt Nam. GDP/đầu người đã tăng từ 1.500 USD trong năm 1990 lên 6.500 USD hiện nay. Không giống như ở một số nền kinh tế phát triển nhanh, sự thịnh vượng của Việt Nam được chia sẻ cho toàn bộ dân số. Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh từ 70% trong đầu những năm 1990 xuống còn khoảng 10% trong năm 2016. Ngân hàng Thế giới ghi nhận những đóng góp của ngành xuất khẩu Việt Nam trong việc tạo ra bước nhảy vọt về xóa đói giảm nghèo.

Người Việt Nam cũng nhận thức rõ những lợi ích của toàn cầu hóa. Thậm chí, một khảo sát còn cho thấy 95% người Việt Nam tin rằng "giao thương là tốt". Dù những lợi ích từ toàn cầu hóa đã được thấy rõ nhưng nền kinh tế Việt Nam cũng phải chịu một số rủi ro nhất định. Một trong số đó là khi Trung Quốc hoặc Mỹ chọn cách đóng cửa nền kinh tế của họ, tác động đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng này khó có thể xảy ra trong tương lai gần.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
8 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
8 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
8 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
5 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
4 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
3 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
16 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
19 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
20 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.