Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 3 cho Hàn Quốc

25/12/2022 10:45
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 3 cho Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022, đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 7,4 triệu USD. Theo đó, tăng 19,1% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 4.232,3 USD/tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 3 cho Hàn Quốc - Ảnh 1.

Đóng gói xoài tại Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Dẫn số liệu thống kê từ Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), việc nhập khẩu xoài (HS 08045020) của Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022 đạt 22 nghìn tấn, trị giá 95,3 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xoài nhập khẩu bình quân vào Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022 đạt 4.326,2 USD/tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.

Thái Lan và Peru là 2 thị trường cung cấp quả xoài lớn nhất cho Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm 81,2% tổng lượng xoài nhập khẩu. Tuy nhiên, Hàn Quốc giảm nhập khẩu xoài từ thị trường Thái Lan và tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Peru.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Hàn Quốc là thị trường có dung lượng nhập khẩu trái cây tươi lớn, giá trị hơn 1,6 tỷ USD/năm và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, trái cây tươi của Việt Nam mới chiếm thị phần rất khiêm tốn tại thị trường này.

Hàn Quốc là thị trường rất giàu sức mua với thu nhập bình quân đầu người trên 30 nghìn USD/năm, kim ngạch nhập khẩu khoảng 700 tỷ USD/năm. Do đó, dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu, nhất là trái cây; trong đó, có xoài của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc còn rất lớn.

Hơn nữa, đây là một trong số ít quốc gia đã tham gia ký kết nhiều FTA song phương và đa phương với Việt Nam. Hai nước đã cùng tham gia các FTA như Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2015 đã mang lại những cơ hội đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam.

Thống kê cho thấy, sau hơn 6 năm thực thi VKFTA, thương mại hai chiều Việt Nam- Hàn Quốc liên tục tăng trưởng mạnh. Quy mô thương mại song phương năm 2021 đạt 78,2 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2015 (đạt 36,5 tỷ USD); trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2021 đạt 21,9 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với mức 8,9 tỷ USD vào năm 2015.

Riêng 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 22,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu duy trì tốc độ này, nhiều khả năng hai nước có thể hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại 100 tỷ USD vào cuối năm 2023.

Để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, các chuyên gia thương mại khuyến cáo doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp, chủ động vận hành theo cơ chế thị trường; liên kết và có giải pháp tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng phân phối của doanh nghiệp Hàn Quốc. Việc này nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng thế mạnh về thị trường, thương hiệu cũng như kinh nghiệm phát triển trong cạnh tranh.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
11 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
11 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
2 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
3 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.871.745 VNĐ / thùng

73.02 USD / bbl

2.58 %

- 1.93

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.786.484 VNĐ / thùng

69.69 USD / bbl

2.82 %

- 2.02

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.777.283 VNĐ / m3

4.00 USD / mmbtu

1.40 %

- 0.06

Than đá

COAL

2.589.108 VNĐ / tấn

101.00 USD / mt

1.61 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
5 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Samsung ra mắt thế hệ AI TV 2025: Điều khiển không cần remote, thiết kế hình nền bằng AI
1 ngày trước
Samsung tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ các tính năng về AI với mục tiêu biến TV thành trung tâm điều khiển ngôi nhà trong thế hệ AI TV 2025.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
1 ngày trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Rời xa khí đốt Nga, châu Âu gặp bão tố: Cần lượng LNG khổng lồ để ‘chạy KPI’, phải mua với giá 'cắt cổ' để tranh giành với châu Á
1 ngày trước
Các địa điểm lưu trữ khí đốt trên khắp EU phải đạt tỷ lệ lấp đầy 90% vào ngày 1/11 khiến châu Âu đang rơi vào tình trạng ‘mất ăn mất ngủ’.