Việt Nam lại gặp khó khi xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Trung Quốcicon

Phía Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc khiến việc xuất khẩu gặp khó khăn.

Phía Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc khiến việc xuất khẩu gặp khó khăn.

 

Trong báo cáo tháng 8 vừa công bố, Bộ Công Thương cho biết quá trình thông quan xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản thời gian gần đây gặp khá nhiều bất lợi.

Nguyên nhân do phía Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm để ngăn chặn đà suy giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của đại dịch, Bộ đã và đang tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách.

Việt Nam lại gặp khó khi xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Trung Quốc - 1

Phía Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc (Ảnh minh họa).

Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược; làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía Bắc. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới, tập trung vào những hàng hóa, nông sản đang vào mùa vụ.

Trước đó, ngày 27/8, chính quyền Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) thông báo tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Lũng Vài (tương ứng với cửa khẩu phụ Cốc Nam của tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam).

Động thái này nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 khu vực biên giới. Thời gian khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được căn cứ theo tình hình dịch bệnh và nhu cầu thông quan hàng hóa qua khu vực này.

Bộ Công Thương ngay sau đó cho biết đã đề nghị các doanh nghiệp chủ động theo dõi, cập nhật thông tin và trao đổi với đối tác Trung Quốc để thay đổi địa điểm giao nhận hàng phù hợp. Các doanh nghiệp cũng cần coi trọng xuất khẩu chính ngạch bởi thực tiễn cho thấy vào những lúc khó khăn nhất thì các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế vẫn thông quan bình thường.

Riêng đối với nông sản xuất khẩu, doanh nghiệp cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để tránh làm gia tăng chi phí, giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan, hạn chế xảy ra tình trạng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu.

Hồi trung tuần tháng 8, trước thông tin Trung Quốc đột ngột dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn (phía Trung Quốc là Pò Chài, Quảng Tây), Bộ Công Thương cho biết đã phối hợp với tỉnh Lạng Sơn và chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Quảng Tây tiến hành xác minh.

Kết quả tìm hiểu cho thấy không có thông báo chính thức nào từ phía Trung Quốc về việc dừng thông quan tại Tân Thanh - Pò Chài.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, sau khi xuất hiện một số ca nhiễm Covid-19 liên quan đến lái xe đường dài chở hàng xuất khẩu qua khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cơ quan chức năng cửa khẩu phía Quảng Tây, Trung Quốc có tạm thời dừng hoạt động thông quan để rà soát lại và thống nhất với phía Lạng Sơn, Việt Nam về các biện pháp nhằm tăng cường quy trình giao nhận hàng hóa qua khu vực Tân Thanh với mục tiêu bảo đảm lưu thông thông suốt hàng hóa xuất nhập khẩu và an toàn cho công tác phòng chống dịch giữa 2 bên.

(Theo Dân Trí) 

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
8 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
6 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
7 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
9 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.