Việt Nam nằm trong nhóm nước bị cảnh báo về tồn dư thuốc BVTV

28/11/2018 16:49
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nông sản Việt Nam vẫn đang hàng ngày đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó, rào cản lớn nhất vẫn là các tiêu chuẩn về chất lượng, mức độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông sản khi xuất khẩu vào các thị trường lớn.

Ngày 27-11, Bộ NN&PTNT đã  phối hợp với Crop Life Việt Nam đã tổ chức Hội nghị "Nâng cao năng lực xuất khẩu và an toàn thực phẩm nông sản Việt Nam: Vai trò của quản lý hóa chất nông nghiệp".

Chia sẻ tại hội nghị, Ông Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, nông sản Việt Nam xuất khẩu đang phải chịu 2 hàng rào kỹ thuật quan trọng nhất là an toàn thực phẩm và kiểm địch động thực vật. Đối với an toàn thực phẩm, hóa chất rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Hầu hết các nước đều phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhưng nếu đáp ứng được quy định về mức dư lượng tối đa cho phép thì vẫn đảm bảo xuất khẩu.

Theo ông Hồng, giải pháp cho thực trạng này là sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và theo chuỗi, người sản xuất phải hiểu được các quy định của các nước nhập khẩu nông sản và người tiêu dùng. Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng nhất, vì vậy cần tăng cường liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan quản lý trên cơ sở tổ chức sản xuất theo chuỗi.

 Việt Nam nằm trong nhóm nước bị cảnh báo về tồn dư thuốc BVTV - Ảnh 1.

Các nước tiên tiến cũng đều sử dụng hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trong 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng mạnh và khá toàn diện. Hiện nay, xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/năm trở lên, riêng 5 mặt hàng gồm tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu nông sản vào những thị trường lớn.

Chỉ tính riêng thị trường châu Âu, trong năm 2017, có đến 90 trường hợp hàng hóa nông sản, thực phẩm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này bị cảnh báo hoặc trả hàng về do các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm. Từ đầu năm đến nay đã có hơn 40 trường hợp bị cảnh báo và từ chối cho phép nhập khẩu. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước có số trường hợp bị cảnh báo và trả hàng về từ châu Âu nhiều nhất.

Theo các chuyên gia, phần lớn các lô hàng bị trả về do các vi phạm liên quan đến vượt ngưỡng hàm lượng tồn dư tối đa thuốc BVTV trong nông sản, thực phẩm (MRL). Trong đó, MRL (mg/kg) là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm do Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc tế (CXL) hoặc Cơ quan quản lý tại quốc gia (MRL) quy định.

 Việt Nam nằm trong nhóm nước bị cảnh báo về tồn dư thuốc BVTV - Ảnh 2.
Thách thức lớn nhất của Việt Nam là nông dân sử dụng thuốc BVTV thế nào để đảm bảo xuất khẩu.

Theo ông Jeroen Pasman, Trưởng phòng Kinh doanh xuất khẩu - Công ty The Fruit Republic (quận 7, TP.Hồ Chí Minh), cho biết, trong quá trình ký kết các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần đẩy mạnh đàm phán để gỡ bỏ các hàng rào kỹ thuật mà các nước dựng lên để nông sản có thể vào được nhiều thị trường hơn nữa.

“Thách thức lớn nhất hiện nay của Việt Nam là nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, ngành chức năng cùng các doanh nghiệp phải xây dựng được các quy chuẩn phù hợp cho Việt Nam. Việt Nam đã có nhiều hiệp định thương mại tự do, đây là điều kiện tốt để tự do thông thương, trao đổi hàng hóa, tuy nhiên vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật khác mà Việt Nam còn phải đàm phán", ông Pasman nhận định.

Cũng tại hội nghị, ông Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành Crop Life Asia cho rằng, vấn đề là làm thế nào để tiếp tục đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của Việt Nam vì tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn lớn hơn nữa chứ không chỉ trong phạm vi 180 quốc gia, cần mở rộng hơn nữa xuất khẩu nhưng không được quên phải cung cấp lương thực an toàn cho chính người dân Việt Nam.nông hộ còn cần sự chuẩn bị tốt hơn. Và chính sách phù hợp của Bộ NN&PTNT có thể giúp đảm bảo tất cả nông dân có đóng góp toàn diện vào tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
9 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
9 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

80.151.959 VNĐ / lượng

2,615.10 USD / toz

0.18 %

+ 4.60

Bạc

SILVER

927.949 VNĐ / lượng

30.28 USD / toz

0.56 %

+ 0.17

Đồng

COPPER

232.010.542 VNĐ / tấn

413.97 UScents / lb

0.46 %

- 1.93

Bạch kim

PLATINUM

28.608.404 VNĐ / lượng

933.40 USD / toz

1.18 %

- 11.10

Nickel

NICKEL

408.882.623 VNĐ / tấn

16,084.00 USD / mt

0.66 %

- 107.00

Chì

LEAD

51.148.460 VNĐ / tấn

2,012.00 USD / mt

0.79 %

- 16.00

Nhôm

ALUMINUM

66.617.565 VNĐ / tấn

2,620.50 USD / mt

1.19 %

- 31.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 26/11: Dầu, vàng giảm mạnh, cà phê Arabica cao nhất 47 năm
8 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 25/11, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng do khả năng thỏa thuận hòa bình Trung Đông. Trong khi đó, giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất trong 47 năm do nguồn cung thắt chặt.
Giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc mạnh
12 giờ trước
Giá vàng giảm hơn 1% trong phiên giao dịch đầu tuần do hoạt động chốt lời sau đợt tăng giá kéo dài năm phiên. Các nhà giao dịch cũng chú ý việc ông Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiếp theo.
'Tân binh côn tay' giá 23 triệu gây sốt khi vừa ra mắt: Thiết kế chất chơi, bình xăng lớn hơn Honda Lead
1 ngày trước
Mẫu xe máy mini này đang "làm mưa làm gió" trên thị trường nhờ thiết kế retro và kiểu dáng nhỏ gọn, đặc biệt được lòng giới trẻ.
Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
1 ngày trước
Đầu năm nay, Northvolt đã nhận được 5 tỷ USD tài trợ từ Châu Âu, khoản vay lớn nhất cho ngành công nghiệp công nghệ xanh, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.