Việt Nam nên làm gì với tiền số ngân hàng trung ương?

19/02/2021 13:17
Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng trung ương trở nên mặn mà với tiền số (CBCD) đến như vậy.

Trên thế giới ngày càng có nhiều ngân hàng trung ương bắt đầu nghiên cứu và/hoặc phát hành tiền số của mình, gọi tắt là CBDC. Mới đây nhất, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa đồng tiền số của họ vào thử nghiệm với các đối tác thương mại.

Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng trung ương trở nên mặn mà với tiền số (CBCD) đến như vậy. Có người đã thẳng thừng chỉ ra rằng nỗ lực tạo ra và phổ biến tiền số đơn thuần chỉ là một hành động tự vệ của ngân hàng trung ương.

Tại sao các ngân hàng trung ương phải hành động tự vệ? Bởi họ đang thấy có sự đe dọa cho vị trí độc tôn trong việc kiểm soát tiền tệ và cung tiền.

Vậy ai đe dọa tước đoạt, làm lung lay vị trí này? Đó là các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán như Alipay. Đó cũng là các đồng tiền điện tử, tiền ảo khác đã, đang và sẽ được tạo ra bởi tổ chức phi nhà nước.

Tuy vậy, để viễn cảnh một ngày nào đó ngân hàng trung ương có thể trực tiếp tạo ra về mặt điện tử các CBDC sẵn sàng cho người dân chi tiêu thông qua điện thoại di động thành sự thật thì hàng loạt thách thức, trở ngại cần phải được giải quyết ổn thỏa.

Trở ngại trước tiên là sự riêng tư, bảo mật không được đảm bảo trong việc sử dụng CBDC như với tiền mặt hay các công cụ thanh toán số khác. Không thể loại trừ khả năng các cơ quan chức năng sẽ lạm dụng để theo dõi các giao dịch vượt quá quyền hạn hay sự cần thiết như được yêu cầu trong công tác phòng chống rửa , tiền và các tội phạm tài chính khác. Đối với đồng tiền số của Trung Quốc đang được thử nghiệm, cơ quan chức năng nước này cho phép "sự ẩn danh có kiểm soát", có nghĩa là người thực hiện các giao dịch có thể không biết được nhau nhưng ngân hàng trung ương thì biết được ai với ai.

Để khắc phục khiếm khuyết lớn này – là khiếm khuyết không thể chấp nhận được ở các nước phương Tây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang xem xét đến một loại phiếu (voucher) ẩn danh, cho phép người sử dụng chuyển một lượng tiền số nhất định trong một thời gian xác định trước.

Nhưng do hạn chế về số tiền và thời gian có thể chuyển nên loại voucher kiểu này lại vi phạm nguyên tắc căn bản của tiền tệ là người sử dụng có thể chuyển bao nhiêu vào thời điểm nào cũng được. Do đó, tiền số kiểu này chắc chắn sẽ không được đón nhận và sử dụng rộng rãi.

Trở ngại thứ hai cho việc phát hành và phổ cập tiền số CBDC là người sử dụng bắt buộc phải có điện thoại thông minh và mạng Internet. Như vậy, nếu người nghèo, ở vùng sâu, vùng xa không có mạng và cũng không có điện thoại thông minh thì sẽ không tiếp cận và sử dụng được tiền số (tất nhiên sẽ do quốc gia phát hành). Vì khả năng này là một điều chắc chắn trong một thời gian nữa nên việc phát hành và phổ cập tiền số ở nhiều nước sẽ phải đối mặt với những vấn đề như bất bình đẳng và loại trừ tài chính (financial exclustion).

Một trở ngại lớn khác là sử dụng tiền số CBDC có nghĩa là người sử dụng CBDC để thanh toán cho nhau có thể không cần đến sự có mặt của các ngân hàng thương mại. Do tiền gửi thanh toán của khách hàng và doanh nghiệp là một nguồn vốn lớn và chi phí thấp đối với các ngân hàng thương mại nên việc người sử dụng không gửi tiền vào ngân hàng thương mại để dùng cho các giao dịch thanh toán sẽ làm thiệt hại lớn cho các ngân hàng thương mại.

Cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào để khắc phục trở ngại này, trừ khi ngân hàng trung ương muốn thấy hệ thống ngân hàng thương mại bị suy yếu, bất ổn khi CBDC được phát hành và phổ cập nhanh chóng, rộng rãi và cấp tập.

Ngoài ba trở ngại trên, việc phát hành và sử dụng CBDC tất nhiên sẽ còn phải đối mặt với nhiều trở ngại khác mà báo chí đã phân tích. Do sự bất cập, thiếu vắng các giải pháp hiện thời nên quá trình nghiên cứu, tạo dựng và phát hành CBDC ở nhiều nước sẽ cần nhiều thời gian. Nhiều nước sẽ phải nhìn nhau, chờ nhau và học hỏi kinh nghiệm của nước đi trước để biết nên làm thế nào cho đúng. Mỹ là một trong những điển hình cho thái độ "chờ xem" này khi mà Chủ tịch Fed Powel nói rằng điều quan trọng là (làm) đúng chứ không phải là (trở thành người) đầu tiên, mặc dù Mỹ cũng đang có dự án xây dựng và thử nghiệm một đồng đô la số của mình.

Đối với Việt Nam, trước các khiếm khuyết và trở ngại của tiền CBDC và trong khi chưa có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục, điều này không có nghĩa là Việt Nam nên đứng ngoài cuộc chơi, tự tách mình khỏi xu hướng chung của thế giới trong việc phát hành và phổ biến CBDC, đặc biệt khi xét đến các lợi ích mà CBDC mang lại. Nói cách khác, trước khả năng tiền số CBDC phát triển nhanh chóng trên thế giới, sẽ là bất cập nếu Việt Nam tiếp tục đánh đồng mọi loại tiền số và tiếp tục không chấp nhận tiền số (làm phương tiện thanh toán) như hiện tại.

Trong giai đoạn tiền số CBDC vẫn còn "tranh tối tranh sáng" như hiện nay, điều tối thiểu Việt Nam cần làm là phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với tình huống trong đó việc phát hành và phổ cập CBDC đột ngột trở nên nhanh chóng và phổ biến trên thế giới. Ở tư thế chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng, Việt Nam sẽ biết mình phải làm gì ngay cả khi vẫn không thấy tiền số là điều đáng quan tâm hay quyết định không phát hành tiền số của riêng mình.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
7 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
6 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
30 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
3 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
20 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.