Việt Nam sắp nối lại chuyến bay chở khách sang Trung Quốc, Nhật Bảnicon

Dự kiến sớm nhất đầu tháng 8/2020 có thể thực hiện chuyến bay thường lệ đầu tiên.

Dự kiến sớm nhất đầu tháng 8/2020 có thể thực hiện chuyến bay thường lệ đầu tiên.

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về mở lại đường bay quốc tế, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về phương án khôi phục những đường bay này.

Việt Nam sắp nối lại chuyến bay chở khách sang Trung Quốc, Nhật Bản
Máy bay của các hãng hàng không Việt Nam chuẩn bị đón khách tại sân bay Nội Bài.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ tháng 6/2020, các hãng hàng không nước ngoài như: Cathay Pacific (Hong Kong - Trung Quốc), Singapore Airlines (Singapore)... đã khai thác lại các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam theo hình thức thường lệ. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines cũng đang duy trì lịch bay thường lệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Bắt đầu từ tháng 7/2020, các hãng hàng không nước ngoài như: Emirates Airlines (UAE), Qatar Airways (Qatar), China Airlines và Eva Airways (Đài Loan - Trung Quốc), Asiana Airlines và Korean Air (Hàn Quốc)... cũng khai thác trở lại các chuyến bay thường lệ đi/đến Việt Nam.

"Tuy nhiên, toàn bộ các lịch bay thường lệ nêu trên đều đảm bảo chỉ chở hàng vào Việt Nam và chở khách/hàng từ Việt Nam đi quốc tế. Các chuyến bay chở khách vào Việt Nam đều thuộc đối tượng ưu tiên (công dân có hoàn cảnh khó khăn, nhà ngoại giao, chuyên gia...) và hành khách đều thực hiện cách ly theo quy định", Cục Hàng không Việt Nam thông tin.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết thêm, hiện tại, Trung Quốc đang áp dụng cơ chế kết nối với mỗi quốc gia 1 chuyến/tuần cho mỗi bên. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm này để thực hiện thí điểm.

Như vậy, dự kiến mỗi tuần sẽ có từ 2.500 - 3.000 hành khách được đưa vào Việt Nam trên các chuyến bay thường lệ (ngoài các chuyến bay đưa công dân về nước, còn có các chuyến bay thuê chuyến chở chuyên gia từ các địa điểm trên thế giới vào Việt Nam).

Về thời điểm mở lại đường bay quốc tế, Cục Hàng không Việt Nam cho hay: Sau khi thống nhất phương án, Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm việc với các đối tác để trao đổi cụ thể các điều kiện cho việc vận chuyển hành khách giữa hai bên.

Việt Nam sắp nối lại chuyến bay chở khách sang Trung Quốc, Nhật Bản
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tần suất các chuyến bay thương mại quốc tế là 1 chuyến/tuần cho mỗi bên đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh minh họa.

Dự kiến sớm nhất đầu tháng 8/2020 có thể thực hiện chuyến bay thường lệ đầu tiên. Hành khách được chấp nhận trên các chuyến bay này phải có visa hợp lệ khi làm thủ tục chuyến bay (check-in) và tất cả đều thực hiện cách ly theo quy định về phòng, chống dịch.

Để phù hợp với điều kiện địa lý, phân bổ khả năng cách ly, sự tương đồng về điểm đi/đến (Thủ đô, điểm cửa ngõ chính, điểm thứ cấp), Cục Hàng không Việt Nam đề xuất trong giai đoạn đầu mở đường bay Quảng Châu - Đà Nẵng; Tokyo - Hà Nội; Seoul - Hà Nội; Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc) – Tp. Hồ Chí Minh; Vientiane (Lào) - Quảng Ninh; Phnôm Pênh (Campuchia) - Cần Thơ.

Cục Hàng không Việt Nam cho hay, trong giai đoạn đầu, với tần suất khai thác chỉ 1 chuyến/tuần nhằm sử dụng hiệu quả nhân lực (phi công, tiếp viên) đang thực hiện các chuyến bay quốc tế đưa công dân về nước do Bộ Ngoại giao xây dựng; đồng thời Cục đề xuất chỉ định duy nhất Vietnam Airlines thực hiện các chuyến bay nêu trên. Sau khi dịch bệnh được khống chế và các bên tăng tần suất, số đường bay thì tiếp tục xem xét chỉ định các hãng hàng không khác.

Các tổ bay, nhân viên hàng không, nhân viên quản lý xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch y tế phụ trách chuyến bay phải trang bị đồ bảo hộ và không phải cách ly sau chuyến bay.

Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tần suất, điều kiện vận chuyển hành khách giữa hai nước sẽ do Nhà chức trách hàng không Việt Nam - Trung Quốc thống nhất. Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng ý tổ chức đón công dân Việt Nam tại các điểm chung chuyển lớn; trong đó có các điểm như: Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài Loan (Trung Quốc), Quảng Châu (Trung Quốc), Vientiane (Lào), Phnom Pênh (Campuchia).

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và các nước.

Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, hiện chưa có Bộ hướng dẫn chính thức của Bộ Y tế về quy trình kiểm dịch y tế đối với hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, trong khi Bộ hướng dẫn này là tài liệu cần thiết để nhà chức trách hàng không trao đổi với nhau, bên cạnh các trao đổi về khai thác hàng không.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng việc thiết lập các chuyến bay thường lệ quốc tế trên cơ sở có đi có lại còn phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài.

Về vấn đề tổ chức chuyến bay, Bộ Giao thông Vận tải nhận định, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và các nước trên thế giới vẫn đang duy trì các biện pháp hạn chế đi lại nhất định, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tần suất các chuyến bay thương mại quốc tế là 1 chuyến/tuần cho mỗi bên đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và các bên tăng tần suất, số đường bay, Bộ Giao thông Vận tải sẽ yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các hãng hàng không tăng tần suất khai thác.

(Theo VTV)

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
2 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
8 phút trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
6 phút trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
51 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
46 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
18 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.