Việt Nam trở thành ‘công xưởng khẩu trang’ của thế giới nhờ Covid-19

16/09/2020 18:27
Để bù đắp cho những tổn thất nguồn xuất khẩu dệt may giảm mạnh, Việt Nam cần trở thành "công xưởng khẩu trang" của thế giới.

Việt Nam đang thúc đẩy các nhà sản xuất quần áo làm những thiết bị bảo vệ cá nhân gồm cả khẩu trang để bù lại cho nguồn xuất khẩu dệt may và đầu tư nước ngoài bị giảm do ảnh hưởng của đại dịch.

Từ nhiều năm nay, các công ty quần áo và giầy dép đang chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang các nước Đông nam Á, nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và tận dụng các thỏa thuận thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, đại dịch ập đến đã làm bùng nổ xu hướng này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn từ đầu năm cho tới 20/8 đã giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đầu tư đã tăng nhanh chóng trong nhiều năm qua và đạt 7% trong năm 2019.

Xuất khẩu quần áo và vải sợi cũng giảm 11,6% trong giai đoạn từ đầu năm cho tới tháng 8, so với cùng kỳ năm 2019 sau khi các đơn hàng từ Mỹ và châu Âu gần như không có.

Sau Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới – lĩnh vực quan trọng giúp biến đây trở thành nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất trên thế giới. Quốc gia này đã giao 32,6 tỷ USD giá trị vải sợi, quần áo vào năm 2019 dưới những thương hiệu đa dạng gồm cả Walmart và Adidas.

"Mùa xuân này, sự sụt giảm nhu cầu đột ngột trên toàn cầu đương nhiên tạo ra ảnh hưởng đáng kể tới việc sắp xếp đơn đặt hàng của chúng tôi với các nhà cung cấp ở mọi thị trường gồm cả Việt Nam", đại diện thương hiệu thời trang H&M nói.

"Trước đây chưa bao giờ những người trong lĩnh vực may mặc ở Việt Nam lại trải qua áp lực và những thay đổi nhanh chóng đến như vậy. Mỗi ngày lại khác so với ngày hôm trước, mỗi tuần lại khác so với tuần trước", ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nói.

Để sống sót trong khủng hoảng dịch bệnh, bộ Thương mại khẳng định Việt Nam phải "trở thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới".

Khi nhu cầu với quần áo ít đi, một vài nhà máy phải dịch chuyển sự tập trung. Ít nhất 50 công ty đang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn hoặc lên kế hoạch tương tự. Một trong số đó là TNG - đơn vị thường cung cấp sản phẩm cho những công ty như Levi’s, Tesco hay Decathlon. Kể từ mùa xuân năm nay, họ đã xuất khẩu hàng triệu khẩu trang.

"Rất nhiều công ty dệt may chuyển sang sản xuất khẩu trang, hầu hết đều thành công", theo Frank Weiand – một nhà tư vấn chuỗi cung ứng.

Mặc dù khẩu trang là sản phẩm có giá trị nhỏ nhưng chủ tịch Vitas nói rằng chúng có tiềm năng xuất khẩu lớn bởi đang trở nên phổ biến và cần thiết với mọi người trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất dệt may của Việt Nam đang đặt cược vào sản xuất khẩu trang, tự tin rằng nhu cầu với sản phẩm này sẽ bền vững bởi việc chấm dứt được đại dịch sẽ cần một thời gian nữa.

Một cách khác để các công ty Việt Nam có thể thích nghi với môi trường mới là phải thích nghi với công nghệ mới như giữ liên lạc với đối tác thông qua các phương tiện kỹ thuật số.

Ví dụ, lần đầu tiên các công ty dệt may Việt Nam thực hiện được các thỏa thuận kinh doanh thông qua WeChat – từ giới thiệu sản phẩm tới thỏa thuận giá.

Ngân hàng phát triển châu Á đã dự báo nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 1,8% trong năm nay, 1 trong số rất ít quốc gia được dự đoán đạt được con số này. Tuy nhiên, dự đoán này thấp hơn nhiều con số 7% ghi nhận kỷ lục vào năm 2019.

Vitas nói rằng các thành viên trong hội trước đây phải phụ thuộc khoảng 60% nguồn cung nguyên liệu ở nước ngoài, hầu hết từ Trung Quốc. Tuy nhiên, con số này được dự đoán sẽ giảm xuống 30% nhờ vào phát triển chuỗi cung ứng nội địa. Một trong những chiến lược của hội là cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty nước ngoài, tư vấn cho họ đầu tư vào tất cả các giai đoạn sản xuất, không chỉ may mặc.

Một chiến lược thứ 2 là vận động các công ty dệt may hướng đến sản xuất sạch để gia tăng lợi thế của các nhà sản xuất nhằm thiết lập các khu công nghiệp ở địa phương.

Các doanh nghiệp và chuyên gia phân tích nói rằng đầu tư nước ngoài sẽ tăng nếu Việt Nam có một chuỗi cung ứng phát triển hơn, lớn hơn.

Mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện là gần 140 USD/tháng ở Việt Nam, ít hơn một nửa so với chi phí ở Trung Quốc.

Việt Nam cũng có những thỏa thuận thương mại với hầu hết các nước Đông nam Á gồm cả TPP và EVFTA.

H&M nói rằng họ phải "linh hoạt bởi mọi thứ đang trở nên không chắc chắn" trong đại dịch nhưng Việt Nam vẫn là một đối tác dài hạn "quan trọng". "Điều đó để nói rằng chúng tôi không có kế hoạch thay đổi chiến lược nguồn cung trong tương lai".

Đại dịch đang khiến các công ty toàn cầu nhận ra họ cần phải đa dạng hóa gồm cả việc dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

"Dù không có đại dịch, họ cũng vẫn muốn rời đi. Covid-19 chỉ tạo ra áp lực thúc đẩy việc đó diễn ra nhanh hơn".

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
6 giờ trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
6 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
6 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
7 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.