Hôm nay, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản vay 80 triệu USD để giúp Việt Nam cải thiện chất lượng và mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản tại 13 tỉnh, tập trung vào các vùng nghèo của đất nước.
Dự án Đầu tư và Đổi mới Cung cấp Dịch vụ Y tế Cơ sở được thiết kế để cho phép các trạm y tế phường, xã bắt đầu phát hiện và quản lý các bệnh không lây nhiễm. Đồng thời tăng cường vai trò hiện có của họ trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em. Khoảng 9,2 triệu người dự kiến sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các khoản đầu tư trong dự án này.
Dự án sẽ cung cấp cho trạm y tế phường, xã các tỉnh thiết bị, giáo dục đào tạo và các công cụ quản lý chất lượng, đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia. Dự án cũng sẽ hỗ trợ các cải cách chính sách nhằm cải thiện tính bền vững tài chính và chất lượng dịch vụ và đổi mới thí điểm.
Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới của Ngân hàng Thế giới cho biết: mặc dù hiệu quả của dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản của Việt Nam đã cải thiện rất nhiều cho dân số nói chung, thì điều này vẫn chưa tới được với những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và những người sống ở các tỉnh nghèo, hẻo lánh và miền núi.
Dự án này được thiết kế để nhắm mục tiêu vào các nhóm nói trên bằng cách thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, đồng thời mở rộng các dịch vụ mới để giải quyết các thách thức về nhân khẩu học và dịch tễ học.
13 tỉnh thuộc dự án là Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La và Hòa Bình (ở phía Bắc); Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Ninh Thuận (ở miền Trung); và Long An, Trà Vinh, Hậu Giang và Bạc Liêu (ở phía Nam).
Ngoài khoản vay 80 triệu USD được cung cấp thông qua Hiệp hội phát triển quốc tế, gói tài chính cũng bao gồm các khoản tài trợ với tổng trị giá 25 triệu USD.