Thông lượng container của Việt Nam đã vượt qua Hong Kong trong nửa đầu năm 2019, có thể một phần do sự chuyển hướng thương mại giữa cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ
Theo dữ liệu từ Ủy ban Hàng hải và Cảng Hong Kong, trong nửa đầu năm 2019, Hong Kong có sản lượng container thông hành là 9.06 triệu đơn vị tương đương hai mươi feet (TEUs), giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu chính thức từ Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, trong cùng kỳ, Việt Nam ghi nhận 9,1 triệu TEUs về sản lượng container, tăng 3% theo năm.
Các chuyên gia kinh tế của Nomura cho biết trong một báo cáo: căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, chi phí nhập khẩu lẫn nhau cũng tăng. Tuy nhiên, hai nước chuyển hướng nhập khẩu ra khỏi nhau có khả năng mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp ở các nền kinh tế khác nhau.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, Hong Kong là một cảng tự do, có chức năng như một trung tâm xuất nhập khẩu của Đế quốc Anh. Người Anh đã mang đến Hong Kong một hệ thống giáo dục dựa trên mô hình của họ.
Vùng nước hẹp tách đảo Hong Kong và bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.
Khi Trung Quốc lục địa tự do hóa nền kinh tế, ngành vận tải biển của Hong Kong phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các cảng Trung Quốc khác. Trong khi 50% hàng hóa thương mại của Trung Quốc được vận chuyển qua Hong Kong vào năm 1997, con số này giảm xuống còn khoảng 13% vào năm 2015.
Hong Kong là một trong những cảng trung tâm phục vụ khu vực Đông Nam và Đông Á, là một cửa ngõ kinh tế đại lục Trung Quốc. Năm 2012, sản lượng container được xử lý là 23,1 triệu TEU (đơn vị tương đương container 20 feet), 385.350 con tàu vận chuyển cập bến mang theo 243 triệu tấn hàng hóa.
Mức thuế thấp, hệ thống luật và dịch vụ dân sự hiệu quả của Hong Kong đã thu hút các tập đoàn nước ngoài tìm cách thiết lập sự hiện diện ở châu Á. Ngoài ra, Hong Kong là một cửa ngõ trực tiếp cho đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.
Chính vì công suất hoạt động lớn, cảng Hong Kong vẫn luôn duy trì là cảng phục vụ lớn nhất phía nam Trung Quốc và là một trong những cảng tấp nập nhất trên thế giới. Về cơ sở hạ tầng, bến cảng có 9 cảng container với 24 cầu cảng, tổng diện tích khoảng 279 ha, trong đó bao gồm bãi container và các trạm hàng hóa. Thời gian quay vòng trung bình của mỗi con tàu là 10 tiếng. Đối với tàu thông thường làm việc giữa dòng tại phao neo thì thời gian kép dài từ 32 đến 33 tiếng.