Việt Nam xuất khẩu giày vải vượt xa Trung Quốc

14/11/2021 15:40
Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép nói chung, nhưng lại là nước xuất khẩu giày vải lớn nhất, xét theo giá trị.

Số liệu từ World Footwear Yearbook cho thấy, sản xuất giày dép trên toàn thế giới trong giai đoạn 2010 - 2019 tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 2,2%. Năm 2019, ngành công nghiệp tăng trưởng chậm lại, chỉ tăng 0,6% so với năm 2018, đạt mức kỷ lục sản xuất mới với 24,3 tỷ đôi.

Bất chấp tác động của COVID-19, năm 2020, châu Á vẫn là "công xưởng" giày dép của thế giới. Cứ 10 đôi giày thế giới làm ra, thì 9 đôi được sản xuất tại châu Á, chiếm 87% tổng sản lượng giày dép thế giới.

Việt Nam xuất khẩu giày vải vượt xa Trung Quốc - Ảnh 1.

Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép, với lượng xuất khẩu đạt 1,233 tỷ đôi trong năm 2020. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu giày dép, với lượng đạt 7,402 tỷ đôi, chiếm 61,1% thị phần. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, thị phần xuất khẩu giày dép của Trung Quốc đã sụt giảm mạnh, từ 73,1% xuống còn 61,1%. Sự sụt giảm này đến từ sự vươn lên của Việt Nam, Indonesia và một số thị trường khác.

Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép, với lượng xuất khẩu đạt 1,233 tỷ đôi trong năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua mức 10% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới, chiếm 10,2%, tăng 4,4 lần so với năm 2011.

Đáng chú ý, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu giày vải lớn nhất (về giá trị), vượt xa Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ khi xuất bản World Footwear Yearbook, Trung Quốc không dẫn đầu xuất khẩu đối với một loại giày dép.

Các quốc gia kế tiếp gồm Indonesia xuất khẩu 366 triệu đôi (3% thị phần); Đức 301 triệu đôi (2,5% thị phần); Thổ Nhĩ Kỳ 280 triệu đôi (2,3% thị phần).

Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), năm 2020, Việt Nam chiếm 10,2% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới, giảm 19% so với năm trước. Dù đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua, nhưng so với năm 2011, lượng giày dép xuất khẩu của Việt Nam tăng 4,4 lần (với 316 triệu đôi giày xuất khẩu).

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 của ngành giày dép tăng 12,1%/năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu giày dép của Việt Nam giảm 9,1% so với năm 2019.

Tính chung trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu giày dép của Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,4%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 có xu hướng tăng từ 10,3% trong năm 2016 lên 13,6% trong năm 2020.

Giày dép - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong quý 3/2021 đạt 2,925 tỷ USD, giảm 47,7% so với quý 2/2021, giảm 26,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu xét về số tuyệt đối, trong số các ngành hàng xuất khẩu, giày dép là mặt hàng có kim ngạch sụt giảm mạnh nhất so với quý 2/2021, khi giảm 2,67 tỷ USD; so với cùng kỳ năm 2020, giày dép đứng thứ 2 (sau mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm), khi giảm 1,08 tỷ USD.

Dù vậy, do các tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép vẫn tăng cao nên tính chung 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 13,31 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020 - thấp hơn mức tăng 12,8% của 9 tháng đầu năm 2019 (thời điểm chưa có dịch COVID-19).

Giày dép là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11,2%/năm trong giai đoạn 2015 - 2019.

Nếu như trong những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu giày dép có tín hiệu hồi phục thì đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 (từ cuối tháng 4/2021) đã đẩy nhiều doanh nghiệp da giày vào tình thế khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải giảm sản lượng, thậm chí ngừng sản xuất, trong khi nhiều chi phí tăng cao, nguồn lao động không đảm bảo...

Từ cuối tháng 9/2021 tình hình dịch bệnh có cải thiện, nhưng việc phục hồi sản xuất trong điều kiện "bình thường mới" sẽ phải mất nhiều tháng mới có thể trở lại mức trước khi xảy ra dịch bệnh.

Mặt hàng giày dép của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 150 thị trường trên thế giới, trong đó, tập trung ở những thị trường chính như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…

Trong những năm qua, Mỹ là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng giày dép các loại của Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường EU cũng đầy tiềm năng để khai thác, nhất là tận dụng các lợi thế từ Hiệp định EVFTA.

Với thị trường EU, EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 được coi là động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành giày dép trong thời gian qua. Giày dép là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực về xuất khẩu.

Sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang thị trường EU dần hồi phục trở lại. Hiện giày dép Việt Nam đang có lợi thế so với các quốc gia cạnh tranh như: Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ và Campuchia…

Bên cạnh các lợi thế truyền thống về nhân công, môi trường chính trị, tham gia vào các FTA song phương và đa phương, việc kiểm soát tốt dịch bệnh được dự báo sẽ mang lại ưu thế lớn giúp doanh nghiệp Việt Nam đón được đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia khác.

Tin mới

Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" mừng 20 năm iPhone?
4 giờ trước
Apple đang chuẩn bị một cuộc "đại tu" lớn và đầy tham vọng cho iPhone vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại đã thay đổi thế giới.
Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?
3 giờ trước
Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Ông Trump gợi ý cách để các hãng ô tô tránh thuế quan: Chuyên gia nói "chuyện hư cấu", Tesla cũng bó tay
2 giờ trước
Bài toán cho các hãng xe lớn, không riêng gì Tesla.
Suzuki ra mắt xe tay ga mới, giá 48 triệu đồng nhưng toàn trang bị hiện đại
51 phút trước
Mẫu xe mới của Suzuki được dự đoán sẽ là đối thủ khá đáng gờm dành cho Honda Vision.
Mỹ áp thuế đối ứng 36%, Thái Lan kêu gọi bảo vệ một loại nông sản vì lo mất thị phần vào tay Việt Nam
2 phút trước
"Hạt vàng" của Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức thuế quan của Mỹ khiến nghị sĩ kêu gọi hành động gấp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

92.800.736 VNĐ / lượng

2,982.80 USD / toz

1.79 %

- 54.40

Bạc

SILVER

936.283 VNĐ / lượng

30.09 USD / toz

1.78 %

+ 0.53

Đồng

COPPER

245.016.314 VNĐ / tấn

430.68 UScents / lb

2.16 %

- 9.53

Bạch kim

PLATINUM

28.444.104 VNĐ / lượng

914.25 USD / toz

0.04 %

- 0.35

Nickel

NICKEL

374.045.348 VNĐ / tấn

14,495.00 USD / mt

0.99 %

- 145.00

Chì

LEAD

48.490.418 VNĐ / tấn

1,879.10 USD / mt

1.47 %

- 28.00

Nhôm

ALUMINUM

61.405.885 VNĐ / tấn

2,379.60 USD / mt

0.06 %

+ 1.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá bạc hôm nay 7/4: đi ngang sau khi mất hơn 10% vào tuần trước
18 giờ trước
Giá bạc hôm nay 7/4, phiên đầu tuần, tại thị trường trong nước và thế giới ghi nhận giá bạc duy trì ổn định.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
19 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Giá vàng tăng cao, khó mua trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
1 ngày trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.