Vietbank chi 1.400 tỷ đồng mua lại tòa nhà LIM 2 của nữ tỷ phú 8x

05/04/2018 18:30
(NDH) Đã từng được Hoa Lâm góp vốn nhưng thực tế người đại diện pháp luật cũng như sở hữu vốn lớn nhất tại LIM 2 lại là một nữ doanh nhân 8x. Số tiền VietBank chi ra để mua lại tòa nhà này gấp 5,9 lần lợi nhuận ròng cả năm 2017.

Theo tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) bất ngờ trình cổ đông kế hoạch đầu tư mua tài sản cố định với giá mua lên tới 1.400 tỷ đồng, tương đương 43% vốn điều lệ của ngân hàng này. Giá trị lớn cũng là nguyên nhân buộc VietBank phải có sự chấp thuận của các cổ đông trước khi quyết định mua lại tòa nhà này.

Cao ốc văn phòng Lim 2 Tower nằm trên hai mặt tiền đường Cách Mạng Tháng 8 và Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP HCM với 18 tầng nổi và 2 tầng hầm, tổng diện tích 13.000m2. Lim 2 được thiết kế theo tiêu chuẩn văn phòng hạng B, mỗi sàn có diện tích hơn 730m2.

Lim 2 Tower cùng tòa nhà Lim 1 được biết gắn nhiều với tên tuổi của Công ty TMCP Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm) do bà Trần Thị Lâm làm Chủ tịch HĐQT. Bà Trần Thị Lâm cũng đồng thời là vợ của ông Dương Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietbank. Vốn góp của VietBank thời điểm sáng lập (2007) cũng có tới 35% vốn là của Tập đoàn Hoa Lâm.

Tuy nhiên, chủ đầu tư cao ốc văn phòng này là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Chợ Đũi thực tế đã qua các lần đổi chủ.

Tháng 4/2016, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trên đã được thay đổi từ bà Trần Thị Lâm sang bà Nguyễn Thị Kim Phượng (sinh năm 1980). Công ty Chợ Đũi trước đây từng do Công ty Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc III, một doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa sở hữu 15,5%. Tuy nhiên, ngày 28/7/2017, Công ty Bất động sản Nhất Khang đã mua lại toàn bộ nâng sở hữu tại Chợ Đũi lên 99%, 1% vốn còn lại trong tay Tập đoàn Hoa Lâm.

Về phía Nhất Khang, đây cũng từng là doanh nghiệp do Tập đoàn Hoa Lâm sở hữu 10% vốn. Tuy nhiên, từ tháng 11/2014, chỉ còn hai cổ đông nắm giữ vốn tại Nhất Khang, gồm Nguyễn Anh Điệp (40% vốn) và Nguyễn Thị Kim Phượng (60% vốn). Thông qua Nhất Khang, bà Phương sở hữu 51,3% vốn điều lệ của doanh nghiệp sở hữu cao ốc Lim 2. Nữ tỷ phú này cũng người đại diện pháp luật của cả hai công ty cùng có vốn điều lệ 100 tỷ đồng này, trong đó Chợ Đũi là doanh nghiệp đang trực tiếp sở hữu khối tài sản đường định giá 1.400 tỷ đồng là cao ốc văn phòng trên.

VietBank dự kiến mua tòa cao ốc trên vào quý III và IV/2018. Số tiền VietBank chi ra để mua lại tòa nhà này gấp 5,9 lần lợi nhuận ròng cả năm 2017.

Ngoài kế hoạch đầu tư táo bạo trên, VietBank cũng đồng thời lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 31% lên 4.256 tỷ đồng. Phương án tăng vốn gồm chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 28% và bán 97,47 triệu cổ phần ESOP. Các cổ đông hiện hữu giữ 100 cổ phần sẽ đóng tiền để mua thêm 28 cổ phần mới với giá 10.000 đồng/cp. Thời gian tăng vốn dự kiến vào quý II - IV/2018.

Về kế hoạch kinh doanh, Vietbank tiếp tục đặt kế hoạch với hai trường hợp tăng trưởng tín dụng 11% và 32%. Với mức room được NHNN cho phép hiện nay, lợi nhuận Vietbank kỳ vọng chỉ là 97 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu được phép điều chỉnh tăng lên 32%, con số lợi nhuận kế hoạch dự kiến là 300 tỷ đồng. Năm 2017, Vietbank chỉ đặt mục tiêu 35 tỷ đồng lãi trước thuế nhưng thực tế khoản lợi nhuận thu được là 235 tỷ đồng.

Theo kịch bản đầu tiên, tổng tài sản mục tiêu tăng thêm 16%, đạt 48.000 tỷ đồng; huy động vốn kế hoạch tăng 27%. Tuy nhiên, nếu được nới room tín dụng, Vietbank kỳ vọng kế hoạch tăng trưởng huy động vốn cao gấp rưỡi lên 47.300 tỷ đồng và tổng tài sản tăng 30% lên 54.000 tỷ đồng.

HĐQT cũng trình cổ đông cho phép từ năm 2018 trích thưởng 20% phần vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận để chi thưởng cho cá nhân, tập thể CBCNV.

Tin mới

Khổ như châu Âu: Đi 1 vòng mới nhận ra khí đốt Nga vẫn là 'chân ái', muốn 'tìm về' lại loay hoay trong bão thuế đối ứng từ Mỹ
4 giờ trước
Giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn tại châu Âu cho biết họ dường như không thể đợi được nữa để quay trở lại với năng lượng giá rẻ của Nga.
Tôi rút ra được bài học là: "Đừng bao giờ mua điện thoại vừa ra mắt lại còn quảng cáo tâng bốc quá nhiều"
3 giờ trước
Một lợi ích to lớn khi chờ đợi là bạn có thể xem chiếc điện thoại đắt tiền của mình liệu có lỗi sọc màn hình hay không.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam có diễn biến mới
3 giờ trước
Các động thái chính sách mà Philippines thực hiện nhằm mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nga bất ngờ chuyển sang dùng tàu chở dầu của châu Âu mà không lo bị trừng phạt
2 giờ trước
Những biến động thương mại gần đây đã khiến ngành dầu thô gặp biến động, đặc biệt đối với Nga.
Loạt xe giảm giá cả trăm triệu đồng: Chủ yếu là SUV, có cả mẫu hot, một diễn biến gây bất ngờ
2 giờ trước
Các mẫu xe giảm giá hàng trăm triệu đồng chủ yếu là xe sản xuất năm cũ, thậm chí có mẫu cũ 2 năm.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
1 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.