Vietbank nhắm đích top 15 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất năm 2025

Trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông Bùi Xuân Khu - Chủ tịch HĐQT  Vietbank (mã CK: VBB) cho biết, Vietbank sẽ nỗ lực tăng trưởng cao trong giai đoạn 2021 - 2025 và tiến vào top 15 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất vào năm 2025.

Trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông Bùi Xuân Khu - Chủ tịch HĐQT  Vietbank (mã CK: VBB) cho biết, Vietbank sẽ nỗ lực tăng trưởng cao trong giai đoạn 2021 - 2025 và tiến vào top 15 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất vào năm 2025.

 
Vietbank nhắm đích top 15 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất năm 2025
 Ông Bùi Xuân Khu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank)

Tiềm lực của ngân hàng TMCP “trẻ tuổi”

- Nhìn lại hành trình Vietbank trong 5 năm qua - giai đoạn triển khai tái cấu trúc, ông chia sẻ về kết quả quan trọng mà Vietbank đạt được như thế nào?

Vietbank là ngân hàng “trẻ tuổi’ trong hệ thống các ngân hàng thương mại, được thành lập từ năm 2007, qua 14 năm hoạt động và phát triển, Vietbank đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, biến động của nền kinh tế nói chung và từ nội tại nói riêng, tuy nhiên Vietbank luôn trong tâm thế chủ động, từng bước khẳng định nền tảng nội lực và đạt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, quản lý tốt rủi ro. 

Trên cơ sở triển khai thành công Phương án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 1 (2013 -2015), đáp ứng các yêu cầu của NHNN Việt Nam về các vấn đề trọng yếu như trở thành công ty đại chúng, không có tình trạng sở hữu chéo, tỷ lệ nợ xấu đưa về ngưỡng dưới quy định… Vietbank đã tự xây dựng Phương án cơ cấu lại hoạt động gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 hướng đến xây dựng ngân hàng TMCP phát triển lành mạnh và đã được NHNN thông qua, cho triển khai thực hiện.

Ngoài ra chúng tôi tự hào khi chính những con người Vietbank đã tự xây dựng và triển khai dự án Basel II mà không phải thuê tư vấn bên ngoài. Tháng 11/2019, Vietbank chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng Basel II trước thời hạn và Vietbank là 1 trong 14 ngân hàng đầu tiên được NHNN phê duyệt áp dụng Basel II.

Bên cạnh đó, Vietbank đầu tư hệ thống công nghệ lõi Corebanking, thu hút nhiều nhân sự cấp cao ở các tổ chức lớn về đóng góp cho sự phát triển của Vietbank.

Việc tái cấu trúc Vietbank đã đạt được những mong đợi của lãnh đạo ngân hàng cũng như phê duyệt của NHNN. Ngoài ra, việc tái cấu trúc cũng đánh động cho bước chuẩn bị để Vietbank có những định hướng mới, tăng tốc mới, những hoạt động chuyển mình trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Việc hoàn thành Basel II đã giúp gì cho Vietbank?

Trên thực tế, hoạt động quản trị rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng và các định chế tài chính đã và đang được chú trọng trong những năm gần đây, theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II.

Ở trường hợp Vietbank, ngay từ đầu năm 2019, ngân hàng đã chủ động triển khai hệ thống tính toán tài sản có rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II.

Vietbank nhắm đích top 15 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất năm 2025

Mục tiêu tăng trưởng bứt phá

- Những kết quả đạt được đã giúp Vietbank có những kế hoạch, tham vọng gì trong 5 năm tới?

Những năm gần đây, nhất là trong năm 2020, Vietbank đã huy động thêm nguồn nhân lực, có thêm những cố vấn có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tài chính - ngân hàng. Định hướng của Vietbank về lâu về dài là trở thành ngân hàng bán lẻ, tốc độ tăng trưởng hàng năm với mục tiêu tăng trưởng cao, đến năm 2025 Vietbank lọt top 15 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất.

Năm nay 2021, Vietbank đặt mục tiêu tăng trưởng về quy mô với tổng tài sản đạt 120.000 nghìn tỷ đồng. Tiếp đến, Vietbank đã triển khai và ứng dụng thành công hệ thống corebanking để chuyển mạnh từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng điện tử, ngân hàng số, số hóa các hoạt động ngân hàng.

Song song với đó, Vietbank trình NHNN phê duyệt phát triển mạng lưới thêm 20 chi nhánh, phòng giao dịch để nâng số lượng lên 138 điểm kinh doanh trên toàn quốc. Về tuân thủ các quy định với vai trò là công ty đại chúng quy mô lớn, Vietbank đã đáp ứng các tiêu chuẩn để có thể đưa cổ phiếu lên giao dịch tại sàn giao dịch chính thức.

Theo kế hoạch thì trong năm 2021, trường hợp điều kiện thị trường cho phép, Vietbank sẽ thực hiện các thủ tục để đưa cổ phiếu giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán chính thức và tại Đại hội cổ đông thường niên sắp tới, chúng tôi sẽ báo cáo và trình Đại hội cổ đông nội dung này.

Việc cổ phiếu Vietbank lên sàn giao dịch sẽ giúp Vietbank kêu gọi được các nhà đầu tư chiến lược, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định và tăng trưởng quy mô.

- Với mục tiêu tăng trưởng về quy mô, những hành động nào giúp Vietbank đạt được những mục tiêu này?

Vietbank sẽ tập trung vào yếu tố nguồn nhân lực, lấy con người làm trọng tâm để phát triển và là nòng cốt để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Vietbank có đội ngũ CBNV tinh, giỏi, gắn bó, đoàn kết, chia sẻ, đồng tâm hiệp lực sẽ đẩy Vietbank tiến lên phía trước.

Tại Đại hội đồng cổ đông lần này, một nội dung quan trọng là Vietbank sẽ Bầu HĐQT - BKS nhiệm kỳ mới (2021 - 2025). Bên cạnh đó, Vietbank sẽ tăng cường sự hỗ trợ của ban cố vấn, kiện toàn bộ máy điều hành, mở rộng mạng lưới, đào tạo, bồi dưỡng cùng với xây dựng một môi trường làm việc với chính sách đãi ngộ công bằng, minh bạch. Vietbank đang đồng thời triển khai nhiều dự án, trong đó có dự án tiền lương.

Vietbank đến giờ vẫn là một ngân hàng quy mô nhỏ và vừa nhưng luôn thu hút được nhiều nhân sự cấp cao ở các tổ chức lớn về làm việc.

Tấn Tài

Tin mới

Quốc gia mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam với 4 triệu tấn/năm đang 'bơm' tiền đầu tư cho nông dân tự trồng lúa
21 phút trước
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang muốn tăng khả năng tự chủ sản xuất để giảm lượng nhập khẩu gạo.
Loại cây ví như 'vàng xanh', Việt Nam đang thống lĩnh thị trường thế giới: Vừa giữ rừng, vừa thu triệu đô
39 phút trước
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu loại cây này. Cây được ví là "vàng xanh", giúp phủ xanh đất trống và làm giàu cho người dân.
‘Xe giá rẻ’ Kia Syros cho kết quả bất ngờ sau khi đâm thử: Điểm an toàn hàng top, người lớn, trẻ em đều được bảo vệ tốt
2 giờ trước
Dòng SUV mới nhất của Kia là Kia Syros vừa được chấm 5 sao an toàn tại Ấn Độ.
Có 500 triệu đồng mua gầm cao nào và đây là những mẫu xe đáng cân nhắc
3 giờ trước
Hyundai Venue, Omoda C5, Toyota Raize và Mazda CX-3 là những cái tên ở phân khúc gầm cao cỡ nhỏ phù hợp với một người cần mua xe với ngân sách khoảng 500 triệu đồng.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
3 giờ trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục

Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
23 giờ trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.
Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
3 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
3 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
12/04/2025 05:30
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?