VietinBank chuẩn bị họp Đại hội: Tâm điểm là phương án chia cổ tức!

27/02/2019 22:09
VietinBank đã nhiều lần trình với Cơ quan quản lý và Bộ Tài chính xin được giữ lại lợi nhuận hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm bổ sung vốn, nhưng chưa nhận được cái gật đầu.

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank (mã CTG ) vừa thông qua Nghị quyết về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2019 và nhiệm kỳ 2019-2024.

Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự là ngày 19/3 và ngày 23/4 là ngày dự kiến diễn ra đại hội.

Một số nội dung quan trọng dự kiến sẽ được trình đại hội lần này bao gồm Báo cáo của HĐQT về hoạt động năm 2018 và định hướng năm 2019, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2014-2019 và định hướng hoạt động nhiệm kỳ 2019-2024; Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và định hướng năm 2019, tờ trình về công tác nhân sự nhiệm kỳ 2019-2024…

Trong đó, một trong những nội dung có lẽ sẽ được chú ý nhất tại đại hội lần này là tờ trình thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2018.

Nhiều lần bị "khước từ"

VietinBank đã nhiều lần trình với Cơ quan quản lý và Bộ Tài chính xin được giữ lại lợi nhuận hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm bổ sung vốn, củng cố tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trong bối cảnh thời hạn áp dụng Basel II đang đến gần.

Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn chưa lần nào nhận được cái gật đầu từ cơ quan có thẩm quyền.

Trong khi, trong số 3 ngân hàng có vốn Nhà nước đã cổ phần hóa, VietinBank đang là ngân hàng gặp khó khăn hơn cả trong việc tăng vốn.

Vietcombank hiện đã được NHNN công nhận áp dụng tiêu chuẩn Basel II trước thời hạn, ngân hàng này cũng vừa hoàn tất phát hành riêng lẻ thành công hơn 111 triệu cổ phiếu mới cho hai nhà đầu tư là Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) và Mizuho Bank, nâng vốn điều lệ lên gần 37,1 nghìn tỷ đồng.

BIDV mới đây cũng đã đạt được thỏa thuận phát hành 603 triệu cổ phiếu cho đối tác ngoại là Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc trong năm 2019.

"Nước đã đến chân"

Riêng VietinBank có vẻ như vẫn đang loay hoay trong “vòng xoay” tăng vốn trong khi thời điểm áp dụng Basel II đang đến rất gần.

Nguyên nhân là do tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại VietinBank đã xuống mức 64,46% trong khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng đã được lấp đầy.

Theo như Quyết định 58/2016/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ, trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong các ngân hàng không được giảm dưới 65%.

Điều này khiến việc tăng vốn đối với VietinBank là một điều không hề dễ dàng bởi Chính phủ không có kế hoạch đầu tư thêm ngân sách vào ngân hàng thương mại.

Trong khi đó, theo quy định, tỷ lệ vốn cấp II không được quá 50% vốn cấp 1, đến nay cũng đã được ngân hàng khai thác tới hạn.

Theo chia sẻ của ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT ngân hàng tại ĐHĐCĐ bất thường tổ chức cuối năm ngoái, hiện dư địa vốn cấp 2 của ngân hàng chỉ còn khoảng 600 – 700 tỷ đồng.

Theo đó, ông Thọ cho biết, biện pháp tăng vốn khả thi nhất của ngân hàng tới đây chính là phải tăng vốn dựa vào các cổ đông, xin giữ lại cổ tức để tăng vốn.

Tuy nhiên, việc để ngân hàng giữ lại lợi nhuận cũng đồng nghĩa với việc ngân sách Nhà nước sẽ bị “hụt” một khoản không hề nhỏ. Hồi năm 2016, VietinBank đã từng nhận được cái gật đầu từ Cơ quan quản lý là NHNN nhưng do áp lực từ Bộ Tài chính, ngân hàng này vẫn phải chia cổ tức bằng tiền mặt.

Năm 2018, VietinBank đạt lợi nhuận sau thuế 5.427 tỷ đồng và ngân hàng đang có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên tới hơn 12.000 tỷ đồng. Trong trường hợp ngân hàng được giữ lại cổ tức, vốn của ngân hàng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, tại đại hội lần này, nếu đề xuất tiếp tục không được thông qua, ngân hàng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện Basel II.

Đồng thời, việc không thể tăng vốn điều lệ trong nhiều năm qua cũng ảnh hưởng tới hàng loạt chỉ tiêu tăng trưởng của nhà băng, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Và trong khi thu nhập lãi thuần vẫn đang chiếm tới hơn 80% tổng thu nhập của VietinBank, lợi nhuận của ngân hàng có thể sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ trong những năm tới.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
10 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
4 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
5 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
7 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.