Vietnam Airlines muốn sửa Điều lệ để đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại Pacific Airlines, đặt kế hoạch năm 2022 lỗ hơn 9.300 tỷ đồng

24/06/2022 13:15
Đến thời điểm hiện nay (tháng 6/2022), VNA đã hoàn thiện các nội dung Đề án tổng thể tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2025 báo cáo Uỷ ban quản lý vốn để trình Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 28/6 tới đây Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên năm 2022. 

Trải qua 2 năm Covid với những khó khăn chưa từng có trong lịch sử, mặc dù quý 1/2022 thị trường hàng không đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại nhưng giá dầu ở mức cao khiến các hoạt động của các hãng hàng không vẫn bất ổn. Vietnam Airlines năm nay đặt kế hoạch doanh thu 45.252 tỷ đồng, tăng 57,38% so với năm trước, lỗ trước thuế và sau thuế 9.335 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ gần 13.000 tỷ đồng.

Vietnam Airlines muốn sửa Điều lệ để đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại Pacific Airlines, đặt kế hoạch năm 2022 lỗ hơn 9.300 tỷ đồng - Ảnh 1.

Kế hoạch 2022 của Vietnam Airlines

Covid là cú sốc lớn nhất để lại hậu quả lâu dài nhất cho ngành hàng không

Theo báo cáo Ban điều hành, đợt dịch Covid-19 lần 3 đã làm doanh thu ngành hàng không giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021 mạng bay quốc tế của Vietnam Airlines gần như bị đóng băng, tổng thị trường quốc tế chỉ đạt 489 nghìn khách, bằng 1,4% trước đại dịch (năm 2019). Trong khi đó, thị trường nội địa chỉ đạt 14,6 triệu khách, giảm 61% so với năm 2019 và thấp hơn 47% so với dự báo. Hai yếu tố trên khiến các hãng hàng không Việt Nam chỉ khai thác được 60-70% công suất của đội tàu bay. Do dư thừa cung, giá vé máy bay cũng giảm 34% so với cùng kỳ.

Vietnam Airlines cho rằng nếu dịch Covid được kiểm soát như hiện nay và không phát sinh các biến chủng mới thì đến năm 2024 hoạt động ngành hàng không mới có thể phục hồi trước dịch bệnh.

Năm 2021, VNA đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng và giải ngân khoản vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng, hoàn thành phát hành cổ phiếu tăng vốn quy mô 7.961 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu. Tại đợt phát hành này, Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã đầu tư gần 6.895 tỷ đồng để mua cổ phiếu thuộc quyền mua của cổ đông nhà nước tại VNA. Bên cạnh đó, tập đoàn ANA là cổ đông chiến lược đã trao tặng 70 triệu cổ phiếu cho hơn 13.000 người lao động của VNA.

Khả năng tiếp tục lỗ lớn trong quý II/2022

Tại ngày 31/12/2021, nợ ngắn hạn của tổng công ty vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 26.149 tỷ đồng (báo cáo hợp nhất là 29.838 tỷ đồng), khoản phải trả quá hạn của tổng công ty là 12.851 tỷ đồng (với báo cáo hợp nhất là 15.779 tỷ đồng). 

Nhờ áp dụng chính sách giãn khấu hao, phân bổ chi phí bảo dưỡng, chi phí khấu hao năm 2021 đã giảm 2.814 tỷ đồng, chi phí bảo dưỡng giảm 1.667 tỷ đồng, tổng giám 4.481 tỷ.

Năm 2021, VNA lỗ trước thuế hợp nhất 12.965 tỷ đồng), lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm với số tiền là 6.568 tỷ.

Vietnam Airlines muốn sửa Điều lệ để đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại Pacific Airlines, đặt kế hoạch năm 2022 lỗ hơn 9.300 tỷ đồng - Ảnh 2.

Sang quý I/2022, mặc dù sản lượng đã có cải thiện tích cực song biến động phi mã của giá dầu, cạnh tranh rất mạnh về giá nội địa nên tình hình tài chính của VNA vẫn ở trạng thái mất cân đối, nợ quá hạn vẫn ở mức cao. Quý 1/2022, công ty mẹ ước lỗ 2.427 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hợp nhất âm 2.191 tỷ. 

Hiện tại giá dầu thế giới vẫn diễn biến khó lường, thị trường nội địa đang trong mùa thấp điểm, các chuyến bay quốc tế chưa phục hồi, VNA dự kiến KQKD sẽ tiếp tục lỗ lớn trong quý II/2022.

Vietnam Airlines muốn sửa Điều lệ để đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại Pacific Airlines, đặt kế hoạch năm 2022 lỗ hơn 9.300 tỷ đồng - Ảnh 3.

Tình hình tài chính của Vietnam Airlines vẫn rất bi đát

Tại ĐHCĐ lần này, HĐQT sẽ miễn nhiệm một thành viên là ông Tomoji Ishii theo đơn từ nhiệm ngày 31/3/2022, bầu bổ sung ông Hiroyuki Kometani, Phó Chủ tịch cấp cao, giám đốc chiến lược tập đoàn và sáng tạo tương lai ANA Holdings.

Thông qua Đề án tái cơ cấu Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2022

Tại ĐHCĐ lần này, HĐQT trình ĐHCĐ thông qua Đề án tái cơ cấu Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2025 với các định hướng chính về tái cơ cấu tài sản (thanh lý tài sản/bán và thuê lại tàu bay), tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành cổ phần và trái phiếu, tái cơ cấu chuyển nhượng, thoái vốn của Vietnam Airlines tại một số doanh nghiệp thành viên.

Sửa đổi điều lệ Vietnam Airlines trong đó bổ sung 1 điều khoản về chuyển nhượng vốn ra ngoài Vietnam Airlines theo hướng đảm bảo nguyên tắc thị trường công khai,minh bạch.

Về đề án tái cơ cấu tổng thể, đến thời điểm hiện nay (tháng 6/2022), VNA đã hoàn thiện các nội dung Đề án tổng thể tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2025 báo cáo Uỷ ban quản lý vốn để trình Thủ tướng Chính phủ.

Về phương án tìm kiếm nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu Pacific Airlines (PA), báo cáo của VNA cho thấy đến tháng 6/2022 tình hình tài chính của PA rất nghiêm trọng, dòng tiền thiếu hụt, nợ qúa hạn lớn đe doạ mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động. Quý 1/2022, VNA đã tiếp nhận toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của Quantas Asia Investment Company (Singapore) Pre Limited tại PA tặng cho tổng công ty để triển khai việc tái cơ cấu và thoái vốn. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư gặp rất nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách theo các quy định hiện hành đối với DN nhà nước. VNA đang tiếp tục báo cáo các cấp chính quyền để xử lý.

Về chủ trương bán 6 tàu ATR72, do thị trường tàu bay chưa thuận lợi nên đến thời điểm hiện tại VNA vẫn chưa hoàn tất việc bán các tàu bay này. Năm 2022 VNA tiếp tục triển khai bán các tàu bay này kể cả theo hình thức sale and lease back.

Về chủ trương bán 5 tàu A321 CEO năm 2019 và 9 tàu A321 CEO năm 2020, VNA đã bán 5 tàu sản xuất 2004-2005, còn 9 tàu sản xuất 2007-2008 mặc dù thực hiện bán 2 lần năm 2021 nhưng chưa thành công. Năm 2022, tổng công ty đang triển khai bán 2 tàu (VN-A353 và VNA354) thông qua hình thức bán và thuê lại sau khi chuyển đổi cấu hình sang tàu chở hàng. Tổng công ty sẽ tiếp tục triển khai bán 7 tàu còn lại trong thời gian tới.

https://cafef.vn/vietnam-airlines-muon-sua-dieu-le-de-day-nhanh-qua-trinh-thoai-von-tai-pacific-airlines-dat-ke-hoach-nam-2022-lo-hon-9300-ty-dong-20220624115835354.chn

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
8 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
7 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
6 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.