Viettel chuẩn bị thoái bớt vốn tại 3 công ty con trên sàn

29/09/2020 16:06
Trong thời gian qua, mặc dù đại dịch Covid -19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nhưng các công ty thành viên của Viettel vẫn có kết quả kinh doanh khả quan. Vì vậy, hoạt động thoái vốn của Tập đoàn này được giới đầu tư rất chờ đợi với kỳ vọng "vợt" được những món hàng tốt.

Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Viễn Thông Quân đội (Viettel), trong tháng 10 và tháng 11/2020, Tập đoàn này sẽ tiến hành thoái vốn tại 3 đơn vị: Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post), Tổng công ty công trình Viettel và Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Viettel.

Cụ thể, thông qua hình thức đấu giá công khai, Viettel sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại 3 công ty Viettel Post, Công trình Viettel và Tư vấn Thiết kế Viettel còn khoảng trên 50%.

Trong thời gian qua, mặc dù đại dịch Covid -19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nhưng các công ty thành viên của Viettel vẫn có kết quả kinh doanh khả quan. Vì vậy, hoạt động thoái vốn của Tập đoàn này được giới đầu tư rất chờ đợi với kỳ vọng "vợt" được những món hàng tốt.

Vậy 3 doanh nghiệp "gà đẻ trứng vàng" của Viettel lần này có gì?

Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Viettel

Viettel chuẩn bị thoái bớt vốn tại 3 công ty con trên sàn - Ảnh 1.

Công ty giao dịch trên UPCom với mã chứng khoán VTK, thị giá khoảng 24.000 đồng/cp. Tư vấn thiết kế Viettel là một doanh nghiệp với giá trị thị trường gần 100 tỷ đồng đang có các chuyển dịch chiến lược cùng với Tập đoàn mẹ (Viettel) trong việc mở rộng ra những ngành nghề kinh doanh mới.

Đây chính là đơn vị đã thiết kế 5 đường trục cáp quang Bắc-Nam, tổng chiều dài trên 8.500 km, gần 190.000 km cáp quang rẽ nhánh và Thiết kế trên 45.000 trạm BTS, trên 10.000 tuyến Viba… tạo nên sức mạnh cho Viettel và giữ vị thế là Công ty tư vấn thiết kế hạ tầng viễn thông số 1 tại Việt Nam.

Một trong những thế mạnh của VTK là công ty con thuộc hệ sinh thái của Viettel nên có thể tận dụng mạng lưới của Tập đoàn để mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đến hết năm 2019, Công ty đã cung cấp dịch vụ tại 6 thị trường nước ngoài là Lào, Campuchia, Mozambique, Cameroon, Haiti, Peru.

Mục tiêu phát triển của VTK là đến năm 2025, doanh thu đạt 200-350 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 30-40 tỷ đồng.

Đáng chú ý, VTK dự kiến duy trì tỷ lệ chia cổ tức ổn định 10-20%/năm giai đoan 2020 - 2025. Trong đó năm 2020, dự kiến kế hoạch doanh thu là 136 tỷ, lợi nhuận hơn 16 tỷ và cổ tức từ 15-20%.

Tổng công ty công trình Viettel

Viettel chuẩn bị thoái bớt vốn tại 3 công ty con trên sàn - Ảnh 2.

Trên sàn Upcom, mã cổ phiếu CTR của Tổng công ty công trình Viettel có thị giá đạt hơn 41.000 đồng, tương ứng giá trị doanh nghiệp gần 3.000 tỷ đồng.

Đây là đơn vị vận hành khai thác mạng lưới hạ tầng lớn nhất Việt Nam khi trực tiếp vận hành hạ tầng viễn thông của Tập đoàn mẹ (Viettel) cả ở trong nướcs và nước ngoài.

Trong năm 2019, trong khi các đơn vị cùng ngành có kết quả kinh doanh sụt giảm thì Công trình Viettel tăng trưởng mạnh nhờ đẩy mạnh các hoạt động xây lắp và VHKT ngoài Tập đoàn Viettel.

Theo đó, tổng doanh thu và LNST hợp nhất đạt lần lượt 5.053 và 181 tỷ đồng, tăng trưởng hai con số lần lượt 18% và 23% so với cùng kỳ

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Công trình Viettel vẫn tiếp tục tăng trưởng. Doanh thu 6 tháng đạt 2.686 tăng trưởng 11% so với cùng kỳ,

Lợi nhuận sau thuế đạt 98,4 tỷ tăng trưởng 28% so với cùng kỳ, trong khi một số đơn vị khác ghi nhận LNST giảm.

Đơn vị này định hướng đến năm 2025 trở thành công ty đầu tư và cho thuê hạ tầng hàng đầu Việt Nam, mở rộng hơn việc cung cấp dịch vụ vận hành khai thác chuyên nghiệp ở các thị trường nước ngoài, phát triển các giải pháp về nguồn, năng lượng thông minh cho ngành viễn thông cũng như các ngành nghề khác. Khi đó, doanh thu dự kiến của CTR đạt từ 10.000 - 11.400 tỷ đồng vào năm 2025, lợi nhuận trước thuế đạt 300-500 tỷ đồng

Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel (Viettel Post)

Viettel chuẩn bị thoái bớt vốn tại 3 công ty con trên sàn - Ảnh 3.

Viettel Post đã đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán UPCoM với mã VTP. Giá cổ phiếu đạt hơn 104.000 đồng, tương đương với giá trị vốn hóa doanh nghiệp đạt khoảng 8.700 tỷ đồng.

Tập trung vào 3 mảng kinh doanh chính là Dịch vụ chuyển phát (trong và ngoài nước), Dịch vụ Kho vận, Thương mại và dịch vụ, Viettel Post ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh cả về doanh thu lẫn thị phần trong những năm qua và đang nắm 21% thị phần trên thị trường chuyển phát. Đơn vị này sở hữu mạng lưới chuyển phát rộng khắp cả nước với 2.200 bưu cục, 827 cửa hàng và 469 điểm cung ứng dịch vụ bưu chính.

Theo số liệu báo cáo tài chính, trong 5 năm gần đây, doanh thu Viettel Post duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 40%/năm. Năm 2019, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 7.812 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 58,7%. Con số này này cao hơn mức tăng trưởng chung của các doanh nghiệp ngành chuyển phát nhanh (49,4%) và bỏ xa con số tăng trưởng 8,7% của ngành vận tải, kho bãi.

Tương tự, trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình đạt mức 59% một năm. LNST năm 2019 đạt hơn 380 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng trưởng 36,2% so với năm 2018. Mức tăng trưởng này cao hơn so với ngành chuyển phát nhanh nói chung (33,4%) và cao hơn nhiều lần so với con số của ngành vận tải, kho bãi (7,6%).

Trong 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Viettel Post vẫn ghi nhận những kết quả rất khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần của Viettel Post đạt gần 6.799 tỷ đồng, tăng trưởng lên tới 125,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 21,2%, đạt mức gần 200 tỷ đồng.

Định hướng phát triển của Viettel Post là đến năm 2025, trở thành Công ty chuyển phát số 1 tại Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao với doanh thu đạt từ 18.000 -23.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt từ 1.200-1.400 tỷ đồng.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
51 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
52 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
28 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
15 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
2 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.