VinaCafé Biên Hòa báo lãi 430 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, EPS đạt 16.229 đồng/cp

29/10/2018 16:38
VinaCafé Biên Hòa hưởng lợi lớn từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ bán hàng sang xây dựng thương hiệu và phân phối qua công ty mẹ Masan.

CTCP VinaCafé Biên Hòa (mã chứng khoán VCF) công bố báo cáo tài chính quý 3/2018 với kết quả cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Cụ thể, doanh thu thuần quý 3 đạt trên 802 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ trong khi chi phí giá vốn tăng đột biến đến 29% nên dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận gộp lại giảm sâu đến 40% so với quý 3 năm ngoái.

Đáng chú ý, doanh thu tài chính trong quý đạt hơn 7,3 tỷ đồng, giảm còn 1/3 so với cùng kỳ. Đây chủ yếu là nguồn thu từ lãi tiền gửi. Trên BCTC công ty cũng thể hiện đến thời điểm cuối quý 3/2018 tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng giảm 1.957 tỷ đồng, xuống còn 527 tỷ đồng còn tiền gửi kỳ hạn dưới 1 tháng đạt 100 tỷ đồng (đầu năm có số dư 0 đồng). Nguyên nhân là do trong kỳ công ty đã sử dụng khoản lớn tiền mặt để trả mức cổ tức kỷ lục 660% tương ứng 1 cổ phiếu nhận 66.000 đồng.

Đặc biệt chi phí bán hàng giảm sâu 125 tỷ đồng so với cùng kỳ, còn hơn 11 tỷ đồng, nguyên nhân chính do hiện VinaCafé Biên Hòa đang chuyển đổi mô hình kinh doanh từ bán hàng sang xây dựng thương hiệu và phân phối thông qua công ty mẹ - CTCP Hàng tiêu dùng Masan. Tổng giá trị giao dịch bán hàng đối với công ty mẹ trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 1.900 tỷ đồng. Kèm với chi phí bán hàng giảm, thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm nhờ việc chuyển đổi mô hình này.

Kết quả, VinaCafé Biên Hòa công bố lãi sau thuế 135,2 tỷ đồng trong quý 3, tăng 6,7% so với quý 3 năm ngoái. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018 doanh thu thuần đạt 2.268 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng cao, doanh thu tài chính giảm sâu do khoản tiền gửi giảm. Tuy nhiên khoản chi phí bán hàng giảm hơn 510 tỷ đồng so với cùng kỳ, còn 25 tỷ đồng. Nguyên nhân chi phí bán hàng giảm do công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh sang xây dựng thương hiệu và phân phối thông qua công ty mẹ.

Những yếu tố này dẫn đến 9 tháng đầu năm 2018 VinaCafé Biên Hòa báo lãi sau thuế gần 430 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 431 tỷ đồng. EPS đạt 16.229 đồng/cổ phiếu

Năm 2018 VinaCafé Biên Hòa đặt mục tiêu thực hiện 3.100 đến 3.300 tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty ước đạt 450 đến 500 tỷ đồng, với kết quả đạt được Vinacafé Biên Hòa đã sắp sửa hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tính đến cuối quý 3 tổng tài sản còn gần 2.000 tỷ đồng, giảm 1.583 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phải trả cũng giảm hơn 2.000 tỷ đồng, xuống còn hơn 800 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ ngắn hạn 432 tỷ đồng.

"Của để dành" đến cuối quý 3 của VinaCafé Biên Hòa còn có 692 tỷ đồng LNST chưa phân phối, có gần 30 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 213 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.

Kết quả kinh doanh khả quan nhưng giá cổ phiếu VCF lại đang giảm khá sâu sau khi đạt đỉnh hồi đầu năm 2018. Cụ thể giá chốt phiên ngày giao dịch đầu tiên năm 2018 (ngày 2/1/2018) là 274.000 đồng/cổ phiếu (giá trước khi VinaCafé Biên Hòa trả cổ tức "khủng"). Đến nay VCF giảm sâu, giao dịch quanh vùng giá 153.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất đi khoảng 44% giá trị.

VinaCafé Biên Hòa báo lãi 430 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, EPS đạt 16.229 đồng/cp - Ảnh 1.

Xem thêm BCTC

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
58 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
9 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
45 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.