Virus corona khắc sâu căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung như thế nào?

07/05/2020 19:09
Vốn đã rất căng thẳng trong mấy năm trở lại đây, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc giờ lại đang bị xói mòn rất nhanh trong những tháng vừa qua. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng có ít lợi ích chung và ngược lại xung đột xuất hiện ngày càng nhiều.

Về phía Mỹ, chính quyền Trump liên tiếp điều tra, buộc tội và áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm hạn chế hàng xuất khẩu từ Trung Quốc. Gần như mọi thành viên trong nội các đã lật ngược thái độ hoặc bỏ ngang các chương trình hợp tác với Bắc Kinh.

Ở chiều ngược lại, mùa thu năm ngoái Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các quan chức chống lại bất cứ điều gì mà họ cho là ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi đó các hoạt động quân sự trên biền Đông và sự căng thẳng với đảo Đài Loan (đồng minh thân cận của Mỹ) ngày càng leo thang. Những ngày này truyền thông nhà nước Trung Quốc công khai chỉ trích cá nhân ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Đại dịch Covid-19 như "đổ thêm dầu vào lửa". Cả hai bên đều đang từ bỏ sự hợp tác và cố gắng vượt lên để định hình những sự kiện của trật tự thế giới thời kỳ hậu đại dịch.

Tổng thống Trump, người chỉ trích kịch liệt quá trình xử lý dịch bệnh của Trung Quốc, tuyên bố đang cân nhắc sử dụng thuế quan và những cách khác để bắt Bắc Kinh đền bù thiệt hại, mặc dù ngay trong tuần này các quan chức cấp cao Mỹ mới phát tín hiệu rằng chính quyền Trump sẽ trì hoãn trừng phạt kinh tế Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung QUốc Zhao Lijian công khai nêu lên suy đoán quân đội Mỹ phát tán virus ở Trung Quốc. Đáp lại Mỹ cho rằng đó là 1 chiến dịch tung tin giả để chống lại Mỹ.

Những người ủng hộ quan điểm cần cứng rắn hơn với Trung Quốc trong chính quyền Trump nói rằng cách làm đó đang tỏ ra hiệu quả, mà bằng chứng là thỏa thuận thương mại một phần mà 2 bên đã đạt được trong đó Bắc Kinh hứa hẹn sẽ nhập khẩu nhiều hàng hóa Mỹ hơn. Sâu xa hơn, họ cho rằng cách tiếp cận này sẽ làm nản lòng Bắc Kinh, hơn nữa làm thay đổi những mối quan hệ trước đây thuận theo ý của Trung Quốc.

Nhưng không ít quan chức Mỹ và nhiều chuyên gia đối ngoại lo lắng rằng sự nghi ngờ lẫn nhau đang dần triệt tiêu chút lợi ích chung còn sót lại giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Cảm nhận chung ở Trung Quốc là Mỹ không muốn Trung Quốc nổi lên là 1 cường quốc tầm cỡ toàn cầu", Wang Jisi, chuyên gia của ĐH Bắc Kinh nhận định tại 1 diễn đàn online về quan hệ Mỹ - Trung diễn ra tháng trước.

Theo khảo sát thực hiện trên 1.000 người Mỹ hồi tháng 3, khoảng 2/3 người Mỹ có quan điểm không ưa Trung Quốc, tỷ lệ cao nhất kể từ khi Pew bắt đầu đưa ra câu hỏi này năm 2005 và tăng gần 20% kể từ khi ông Trump nhậm chức. Ý kiến tích cực về ông Tập cũng ở mức thấp kỷ lục.

Những thành viên trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump muốn biến chính sách cứng rắn của ông đối với Trung Quốc thành 1 vấn đề trọng tâm. Họ tin rằng điều đó hấp dẫn đối với tầng lớp bình dân, đồng thời đối lập với đối thủ của ông Trump. Cựu Phó Tổng thống Joe Biden vẫn bị nhiều người ở Washington cho là thân thiết hơn với Bắc Kinh.

Trong 1 cuộc trao đổi gần đây với Wall Street Journal, Trump nói rằng ông đã chiến thắng năm 2016 một phần nhờ đập tan nền móng chính trị Mỹ vốn bị Trung Quốc lấn át chứ không phải nhờ tấn công các lãnh đạo Trung Quốc một cách trực diện. Ông cũng khẳng định chính cách tiếp cận đó đã giúp gây sức ép buộc Trung Quốc ký vào thỏa thuận thương mại hồi tháng 1.

Dẫu nhiều người cho rằng quan hệ Mỹ - Trung đang căng thẳng nhất trong 40 năm, ông Trump vẫn thường xuyên ca ngợi ông Tập và nói về tình bạn giữa họ. Một số quan chức Mỹ cho rằng điều đó tạo cơ hội để 2 bên ngồi lại và Mỹ sẽ gây áp lực buộc Trung Quốc thay đổi.

Đầu năm nay, một số cố vấn đã thôi thúc ông Trump tấn công Trung Quốc trực diện hơn, cho rằng điều đó là hấp dẫn đối với cả hai đảng. Một ý tưởng thường xuyên được nhắc đến là lập ủy ban đặc biệt điều tra nguồn gốc virus và liệu Bắc Kinh đã hành động đủ để kiểm soát dịch hay chưa. Nhưng ông Trump đã 2 lần từ chối đề nghị này.

Những áp lực từ trong nước ở cả Mỹ và Trung Quốc sẽ làm mối quan hệ Mỹ - Trung càng căng thẳng hơn. Những người ủng hộ ông Biden cũng đưa ra những mẩu quảng cáo tấn công Trung Quốc. Trong khi đó hình ảnh của ông Tập đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi dịch bệnh và giờ là lúc phải khẳng định sức mạnh đối đầu với Mỹ trong khi phải tái hồi sinh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề.

Từ hơn chục năm nay, quan hệ Mỹ - Trung vẫn không được "thuận buồm xuôi gió" với những căng thẳng kéo dài quanh các vấn đề thương mại, quyền sở hữu trí tuệ và chính sách đối ngoại, hoạt động quân sự. Nhìn thấy tầm ảnh hưởng của Mỹ yếu đi sau khủng hoảng tài chính, Bắc Kinh đã tìm kiếm cơ hội nâng tầm ảnh hưởng với những dự án đầy tham vọng.

Tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc còn khiến không ít các doanh nghiệp Mỹ lâu nay vẫn ưa chuộng chính sách "cùng tăng trưởng" với Trung Quốc giờ đã chuyển sang tâm trạng thiếu tin tưởng do Trung Quốc quá tập trung vào thâu tóm công nghệ Mỹ và chưa chịu mở cửa thị trường hoàn toàn.

Sau khi nhậm chức, ông Trump chuyển từ thái độ chỉ trích trung Quốc các liệt sang ca ngợi sự giúp đỡ về vấn đề Triều Tiên. Khoảng 1 năm sau, ông lại quay ngoắt, khai mào cuộc chiến thương mại. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ xây dựng chiến lược an ninh quốc gia mới đối phó với Trung Quốc. Trước đây Mỹ chỉ coi Nga là đối thủ đáng gờm có ý định thức thức trật tự do Mỹ dẫn dắt.

Thực ra thì quan điểm của Mỹ về Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn trong những năm cuối của thời Obama. Khi đó ông Tập đã thể hiện tham vọng trỗi dậy, nhưng Nhà Trắng vẫn cố gắng tìm cách bảo vệ những lĩnh vực hai bên vẫn có thể hợp tác với nhau, mà chủ yếu là kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu. Nhưng dưới thời Trump Trung Quốc chính thức được coi là 1 mối đe dọa.

Bộ Tư pháp Mỹ triển khai "sáng kiến Trung Quốc" khuyến khích các công tố viên đào sâu những vụ gián điệp, ăn cắp và tấn công mạng có liên quan đến Trung Quốc. Năm 2019 Bộ Giáo dục Mỹ bắt đầu điều tra nguồn tài trợ mà các trường ĐH Mỹ nhận từ nước ngoài. Các cơ quan độc lập như Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) cũng vào cuộc, ngăn cản Trung Quốc tiếp cận cơ sở hạ tầng viễn thông của Mỹ. Chủ tịch FCC Ajit Pai mới đây đăng lên Twitter những bài báo viết về các hành động của Trung Quốc mà ông không thích, cho dù ông biết là người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc có theo dõi ông.

Trong suốt đại dịch, Bắc Kinh đã gửi đồ bảo hộ và những thiết bị y tế khác tới những nước mà họ muốn gây tầm ảnh hưởng. Khi chính quyền Trump buộc tội WHO bao che Trung Quốc và cắt khoản viện trợ hàng trăm triệu USD mỗi năm cho tổ chức này, Bắc Kinh thậm chí tăng số tiền viện trợ cho WHO thêm 30 triệu USD.

Tham khảo Wall Street Journal

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
43 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
35 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.