Virus corona, phép thử cho nông sản Việt: Không để trứng vào một giỏ

12/02/2020 21:10
(Dân Việt) (Bài cuối) Trước những ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, không thể để mãi tình trạng đưa ra thị trường sản phẩm thô, chưa qua chế biến khi có rủi ro lại tập trung giải quyết.

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đối với ngành nông nghiệp?

- Trước hết phải khẳng định dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra tác hại rất lớn, nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng, kinh tế chung trên toàn cầu, đặc biệt là đối với Việt Nam. Điều này thể hiện trên 3 khía cạnh về kinh tế nông nghiệp:

virus corona, phep thu cho nong san viet: khong de trung vao mot gio hinh anh 1

  Ảnh hưởng dịch bệnh do virus Corona, hàng nông sản Việt Nam ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới nhiều ngày qua. Ảnh: T.P

Một là, ảnh hưởng đến thương mại nông sản rất rõ nét. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 24% trong tổng số nông, lâm, thủy sản chúng ta xuất khẩu đi các nước. Trước tình hình phải áp dụng các biện pháp để ngăn chặn dịch này thì đương nhiên tác hại sẽ rất lớn.

Biểu hiện rõ nhất là giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang phía Trung Quốc trong tháng 1/2020 giảm tới 14% và từ sau tết đến nay con đường thông thương đã bị ngăn chặn để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Hai là, ảnh hưởng đến đầu tư. Các doanh nhân hai nước đang trao đổi, giao lưu, bàn bạc làm ăn thì kỳ này với các biện pháp ngăn chặn dịch như: Tạm ngừng đường bay, hạn chế đi lại… đã ảnh hưởng đến giao dịch và đầu tư.

Thứ ba, ảnh hưởng tới việc ký kết hợp đồng. Một số nông sản bạn đã chấp nhận đến giai đoạn đánh giá rủi ro cuối cùng để cấp phép, cho phép xuất khẩu chính ngạch, nhưng do hạn chế đi lại nên các đoàn công tác của bạn không sang được ta và các đoàn của ta không sang được bạn.

Ảnh hưởng này không chỉ là trước mắt, mà còn kéo dài một thời gian nữa vì cho đến nay diễn biến của dịch chưa biết bao giờ dừng. Do đó, chúng tôi đánh giá khái quát, đây là một trong những tổn thương, tác hại đến nông nghiệp khá lớn.

Bộ NNPTNT đưa ra giải pháp gì để ứng phó, triển khai thời gian tới, thưa Bộ trưởng?

- Trước tình hình này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã có văn bản chỉ đạo và trực tiếp tổ chức hội nghị để triển khai đến tất cả các tỉnh có nông sản xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, Bộ NNPTNT thống nhất các biện pháp sau:

Trước hết, phải tổng rà soát lại khối lượng nông sản, các nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc từ nay đến những tháng cuối năm để đề ra những kịch bản, liệu pháp ứng phó.

Thứ hai, khắc phục bằng cách tổ chức và tăng cường hương mại trong nước. Nếu không xuất khẩu được thì đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.

Thứ ba, tập trung chế biến. Bộ NNPTNT yêu cầu tất cả các doanh nghiệp chế biến phải liên kết chặt chẽ với những vùng nguyên liệu và tăng cường công tác chế biến để giảm bớt khối lượng xuất khẩu tươi.

Thứ tư, yêu cầu ngành hàng logistic kiểm tra tổng kho dự trữ để đưa một số những sản phẩm ướp đông lạnh, kéo dài thời gian phân phối.

Căn cứ tình hình, có thể một số đối tượng sản xuất nông nghiệp phải thay đổi. Đơn cử một số vùng trồng dưa hấu, tới đây không trồng dưa hấu nữa; phải chuyển sang những cây ngắn ngày cùng thời gian sinh trưởng nhưng dễ tiêu thụ như đậu tương, ngô, lạc…, thậm chí nhiều vùng chuyển sang trồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc.

Một giải pháp nữa là sẽ tổ chức thương mại, tìm các thị trường khác. Ngay trong tháng 2/2020, Bộ NNPTNT sẽ đi mở thị trường, theo đó một đoàn đi Dubai (UAE) từ ngày 15/2 để mở rộng thị trường Trung Đông; đoàn sang Mỹ từ ngày 22/2…

Qua việc này, chúng ta cần nhìn nhận và xác định tập trung tái cơ cấu vùng sản xuất hàng hóa, tăng cường chế biến sâu, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị và mở ra nhiều thị trường mới, không để trứng vào một giỏ”.

 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về nguy cơ ảnh hưởng dịch cúm gia cầm A/H5N1 (Hồ Nam, Trung Quốc) đối với Việt Nam?

- Chúng tôi đánh giá đây là một bệnh cúm trên gia cầm rất nguy hiểm do tổng đàn gia cầm của Trung Quốc. Tỉnh Hồ Nam lại gần với Việt Nam, nếu không ngăn chặn tốt, nguy cơ lây nhiễm sang đàn gia cầm nước ta là rất căng, nhất là đàn lợn nước ta vừa bị bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Thứ hai, chúng tôi đánh giá diễn biến thời tiết năm 2020, nhất là trong quý I và quý II rất phức tạp; năm nay lại nhuận 2 tháng 4 do đó diễn biến thời tiết cực kỳ phù hợp với các loại bệnh, nhất là bệnh trên gia cầm.

Thứ ba, Việt Nam có mật độ đàn gia cầm cao 467 triệu con, nếu chúng ta không phòng trừ cẩn thận, kỳ này tiếp tục xảy ra dịch bệnh này rất là phức tạp.

Chính vì thế, Bộ NNPTNT đã có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh thực hiện nghiêm theo quy trình dịch tễ, dịch bệnh, chăm sóc chăn nuôi theo an toàn sinh học, cố gắng cao nhất không để dịch bệnh cúm A/H5N1 xảy ra. Bộ cũng sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề về vấn đề này.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!
 

Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
6 giờ trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
7 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
8 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
9 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.023.944 VNĐ / tấn

196.60 JPY / kg

1.92 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

12.268.304 VNĐ / tấn

22.64 UScents / lb

3.24 %

+ 0.71

Cacao

COCOA

189.115.028 VNĐ / tấn

7,694.00 USD / mt

-0.72 %

- -56.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

136.663.709 VNĐ / tấn

252.20 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.139.812 VNĐ / tấn

1,012.00 UScents / bu

-0.12 %

- -1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.648.505 VNĐ / tấn

319.20 USD / ust

-0.75 %

- -2.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.412.415 VNĐ / tấn

41.36 UScents / lb

1.05 %

+ 0.43

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường
9 giờ trước
Ngày 20-9, Bộ Công Thương tổ chức phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.
'Sản vật trời ban' cho Đông Nam Á đưa Việt Nam và Thái Lan bước vào cuộc đua không hồi kết: Người Trung Quốc mê không lối thoát, có thời điểm cả thế giới chỉ duy nhất nước ta có hàng
15 giờ trước
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng, đồng thời trở thành một đối thủ nặng ký của Thái Lan tại thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD
1 ngày trước
Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan, Malaysia.
Hoa kiểng Tết tả tơi sau bão lũ
1 ngày trước
Bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt khiến nhiều diện tích trồng đào, quất... vụ Tết năm nay ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên đứng trước nguy cơ mất trắng