Virus tự diệt ở Nhật: Ngày vui sắp hết, chuyên gia cảnh báo thời gian nguy hiểm đang tới

28/11/2021 15:36
Nhiều chuyên gia cảnh báo Nhật Bản chưa ra khỏi dịch và tình hình có thể khó khăn hơn trong những tháng tới.

TỶ LỆ TIÊM CHỦNG VẪN LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG

Số ca nhiễm Covid-19 của Nhật Bản đang giảm mạnh trong những tuần gần đây trong khi châu Âu và các nước còn lại ở khu vực châu Á chứng kiến sự gia tăng ca bệnh.

Những con số này hoàn toàn trái ngược với con số 25.992 ca được báo cáo vào ngày 20/8, thời điểm đỉnh dịch của làn sóng thứ 5 đã tấn công Nhật Bản.

Khi được hỏi về lý do, Kazuhiro Tateda, chủ tịch Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Nhật Bản và là thành viên ban cố vấn của chính phủ cho biết: "Chúng tôi không biết chắc chắn. Ngay bây giờ, lời giải thích khả dĩ nhất là nó là sự kết hợp của một số yếu tố".

Tateda cho biết, tỷ lệ tiêm chủng cao - sau một khởi đầu chậm chạp - là một yếu tố quan trọng, với hơn 196 triệu liều đã được tiêm và gần 78% dân số được tiêm 2 mũi.

Tuy nhiên, đây không thể là yếu tố duy nhất, vì gần 79% người Hàn Quốc cũng đã được tiêm phòng đầy đủ, tuy nhiên, virus một lần nữa lại hoành hành, ông nói thêm.

"Có thể một yếu tố khác dẫn đến tỷ lệ ca nhiễm thấp hiện nay là do có đa số các mũi tiêm được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 9, khoảng 40% tổng số mũi tiêm, và đã giúp tăng mức độ miễn dịch cao hơn ở thời điểm này", ông nói.

Ngược lại, Hàn Quốc và các quốc gia khác bắt đầu tiến hành tiêm chủng sớm hơn và dần dần, có nghĩa là hiệu quả miễn dịch hiện nay có thể không còn đối với những người đã tiêm vắc-xin sớm trong đại dịch.

Ông Tateda nói thêm, đó là lý do khiến Nhật Bản lo ngại vì hiệu lực khoảng 6 tháng của vắc-xin sẽ hết trong những tháng đầu năm tới.

"Tôi lo rằng đó có thể là thời điểm nguy hiểm đối với Nhật Bản và chúng tôi phải đề cao cảnh giác", ông nói.

Điều mà các chuyên gia gọi là "hiệu ứng truyền thông" có thể là một lý do khác khiến tỷ lệ số ca giảm nhanh, mức độ phủ sóng rộng rãi của các tin tức về đại dịch đã khuyến khích mọi người cẩn thận hơn khi phải ra ngoài.

Nếu bạn nhìn xung quanh, hầu như tất cả mọi người vẫn đang thực hiện các biện pháp đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách, v.v., ông nói.

Cả số ca tử vong cũng giảm cùng với số ca nhiễm mới. Ngày 24/11 chỉ ghi nhận một ca tử vong, giảm đáng kể so với 89 ca tử vong được báo cáo vào ngày 8/9.

Ngoài ra, lý do chính có thể liên quan đến những thay đổi di truyền mà virus SARS-COV-2 trải qua trong quá trình sinh sản, với tốc độ khoảng 2 đột biến mỗi tháng. Theo một lý thuyết có khả năng mang tính cách mạng được đề xuất bởi Ituro Inoue, giáo sư tại Viện Di truyền Quốc gia, biến thể Delta ở Nhật Bản đã tích lũy quá nhiều đột biến đối với một loại protein có chức năng sửa lỗi có tên là nsp14. Kết quả là, virus này không đủ khả năng tự sửa lỗi, cuối cùng dẫn đến trạng thái "tự hủy diệt".

Ông Inoue đã trình bày những phát hiện của mình với hội đồng của chính phủ vào đầu tháng này và Tateda cho biết lý thuyết này chắc chắn là hợp lý, mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi.

Ông nói: "Một câu hỏi đặt ra là tại sao điều này không xảy ra sớm hơn vì lỗi đã xuất hiện trong làn sóng thứ 3 vào tháng Giêng năm nay. Ngoài ra, lỗi này cũng như đã được báo cáo ở một số quốc gia khác ở châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, nhưng tác động chỉ được thấy ở Nhật Bản. Tại sao? Chúng tôi vẫn chưa rõ".

LO NGẠI CA MẮC MỚI SẼ TĂNG TRỞ LẠI

Yoko Tsukamoto, giáo sư kiểm soát nhiễm trùng tại Đại học Khoa học Y tế Hokkaido chỉ ra mối liên hệ giữa vĩ độ và tỷ lệ lây nhiễm.

Bà nói: "Mỗi quốc gia đều có những vấn đề riêng ảnh hưởng đến tỷ lệ lây nhiễm, nhưng có những nghiên cứu mới chỉ ra rằng có sự liên kết giữa tỷ lệ lây nhiễm với vĩ độ. Ví dụ Bỉ và Thành phố New York có cùng vĩ độ và mật độ dân số tương đương. Hiện tại tình hình dịch bệnh ở cả 2 nơi đều rất tệ".

Lý thuyết cho rằng khi nhiệt độ giảm khi mùa đông đến, tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng lên. Và điều đó là lời cảnh báo cho Hokkaido, Tsukamoto thừa nhận.

Bà nói: "Tình hình ở đây không tốt vào lúc này và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các khu vực khác của Nhật Bản, và điều đó dường như có liên quan khi nhiệt độ giảm xuống". "Những loại virus này thích hợp với nhiệt độ khoảng 5 đến 15 độ, trong khi điều kiện thiếu ánh sáng cũng có thể có ảnh hưởng."

Nếu lý thuyết là đúng, thì Nhật Bản có thể sẽ trải qua một mùa đông tồi tệ, khi mùa đông năm nay nhiệt độ sẽ thấp hơn mọi khi và tuyết rơi nhiều hơn.

Bà nói: "Tôi lo ngại rằng trong một vài tuần nữa, khi nhiệt độ ở các khu vực khác của Nhật Bản bắt đầu giảm xuống, các ca mắc mới có thể bắt đầu tăng trở lại".

Ông Tateda cho rằng, Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến ​​ mức tăng trong những tháng tới, nhưng Chính phủ đã thực hiện các bước để chuẩn bị sẵn sàng khi một làn sóng mới xảy ra và các công ty dược phẩm sắp phát triển thuốc điều trị Covid-19.

"Chúng tôi đã học được rất nhiều điều và tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể ngăn chặn sự gia tăng đột biến trên cùng quy mô trong làn sóng thứ 6", ông nói.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.