Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán tháng 4
Kinh tế Việt nam đang ở chu kỳ tăng tốt, GDP quý I tăng trưởng cao nhất 10 năm và vĩ mô ổn định. Lạm phát tháng 3 giảm 0.27%, đưa mức lạm phát quý I ở mức 2.82%. Chỉ số công nghiệp tăng 11.6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 9.9% và xuất suất siêu 1.3 tỷ USD.
BSC cho rằng những số liệu này cho thấy kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái rất tích cực nhưng đà tăng trưởng cần tiếp tục kiểm chứng trong quý II.
Thêm vào đó, ĐHĐCĐ thường niên các công ty niêm yết, thông tin KQKD quý I, phương án trả cổ tức và kế hoạch kinh doanh năm 2018 là thông tin hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn trong tháng 4.
BSC nhận định sự cải thiện của kinh tế vĩ mô giúp cho tâm lý NĐT tích cực tạo nền tảng cho thị trường chứng khoán trong trung hạn thì thông tin KQKD quý I là động lực giúp thị trường trường tăng trưởng trong ngắn hạn. Diễn biến các nhóm ngành và cổ phiếu sẽ phân hóa mạnh, dòng tiền không chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn mà lan tỏa vào các cổ phiếu có KQKD nổi bật.
Hơn nữa, kỳ họp quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra từ 21/5 đến 18/6, nhiều dự án luật được thông qua.
Đồng thời, sau nhiều lần trì hoãn, sản phẩm mới chứng quyền đảm bảo (CW) được kỳ vọng ra mắt vào tháng 5. Trước khi NĐT có thêm lựa chọn với CW thì những cổ phiếu đáp ứng các tiêu chí này, đặc biệt với những cổ phiếu cơ bản tốt sẽ là lựa chọn không tồi cho NĐT đón đầu xu hướng mua vào tạo kho của các công ty chứng khoán.
Mỹ áp thuế đơn phương với một số mặt hàng và quốc gia có thặng dư xuất khẩu nhiều đang phủ bóng đen lên thương mại toàn cầu. Cuộc chiến thương mại phụ thuộc vào các cuộc thỏa thuận đàm phán trong tháng 4.
Cuối cùng là việc FED dự kiến tăng lãi suất 3 lần trong năm 2018 và có thể tăng thêm 1 lần nữa trong quý II.
VN-Index có thể đạt đỉnh ngắn hạn tại 1.250 điểm ngay trong tháng 4
BSC cho biết diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 3 củng cố cho xu thế thoát ly khỏi xu hướng thế giới. Thị trường trong nước duy trì đà tăng tốt nhờ chuyển biến tích cực từ kinh tế vĩ mô và xu hướng đón đầu KQKD quý I của các doanh nghiệp niêm yết.
Dù vậy, thị trường thế giới phần nào đang ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại, kéo theo sự chững lại về thanh khoản và dòng tiền chung của cả thị trường. Dòng tiền không mạnh như trong tháng 1 làm cho độ rộng tăng giá của thị trường thu hẹp, diễn biến tăng giá chỉ tập chung vào một số ít cổ phiếu. Xu hướng vận động này dự báo vẫn là xu hướng chủ đạo trong quý II.
Trong tháng 4, thị trường có nhiều cơ hội tăng trưởng tốt nhờ thông tin KQKD quý I, vận động giá điều chỉnh có thể xảy ra trong tháng 5 khi thị trường bước vào vùng trũng thông tin và hồi phục lại nửa sau tháng 6.
Trên cơ sở đánh giá diễn biến thị trường và các thông tin thị trường trong ngắn hạn, kịch bản giá và biến động được BSC đề xuất tham khảo trong tháng 4 là VN-Index vận động tích lũy tạo đà bứt phá qua 1,170 điểm. Kịch bản này được đánh giá cao.
Trường hợp tích cực, sau một vài phiên củng cố tại 1.170 điểm, VN-Index tiếp tục bứt phá bỏ xa ngưỡng này với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng, tài chính và bất động sản. VN-Index có thể đạt đỉnh ngắn hạn tại 1.250 điểm, giao dịch tiếp tục phân hóa mạnh cùng với KQKD quý I và KLGD cải thiện.
Trường hợp tiêu cực, VN-Index vượt qua đỉnh 11 năm tuy nhiên không giữ được vùng giá cao mà điều chỉnh về lại vùng 1,130 điểm. Diễn biến vận động tích lũy 1.130 – 1.170 điểm. Biến động tiêu cực từ thị trường thế giới là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và dòng tiền vào thị trường.