VND lên giá do những yếu tố nào?

29/11/2021 12:34
Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán của HSBC cho rằng cam kết của NHNN trong việc đẩy mạnh các thay đổi về chính sách ngoại hối và tỷ giá hối đoái mạnh hơn là một trong những tác nhân chính cho xu hướng tỷ giá thời gian vừa qua.

Tỷ giá được duy trì ổn định trong thời gian qua được giới chuyên gia đánh giá là đã góp phần tích cực vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy xuất khẩu và thu hút FDI trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán của HSBC đã chỉ ra những nguyên nhân giúp tỷ giá ổn định khi trao đổi với Thời báo Ngân hàng.

- VND xưa nay trong tâm lý của người Việt Nam chỉ có giảm giá chứ không bao giờ tăng giá, nhưng năm 2021 ước sẽ tăng khoảng 2%. Theo ông đâu là nguyên nhân?

- Tỷ giá USD/VND trong thời gian gần đây đã chứng kiến những biến động khá mạnh theo chiều hướng được đánh giá là trái ngược với các giai đoạn trước đó. Nếu như tỷ giá thể hiện xu hướng bình ổn trong suốt năm 2020 và nửa đầu năm 2021 khi chỉ xoay quanh trong vùng giá 23.000-23.100 đồng/USD, thì chỉ trong 5 tháng cuối năm nay (tính đến tháng 11/2021), VND đã tăng giá khoảng 2% so với USD. Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng lần lượt có hai lần giảm mạnh về mức 22.750 đồng/USD vào tháng 8 và sau đó về mức 22.650 đồng/USD vào đầu tháng 11, tương ứng với hai lần điều chỉnh hạ giá mua vào USD của NHNN. Đây cũng là mức tỷ giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, đồng thời đưa VND vào nhóm chỉ một vài đồng tiền có mức tăng giá trong năm nay so với USD - trong bối cảnh chỉ số USD-Index tăng trong năm nay.

VND lên giá do những yếu tố nào? - Ảnh 1.

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán của HSBC



Tôi cho rằng cam kết của NHNN trong việc đẩy mạnh các thay đổi về chính sách ngoại hối và tỷ giá hối đoái mạnh hơn là một trong những tác nhân chính cho xu hướng tỷ giá thời gian vừa qua. Ngoài ra, bên cạnh vai trò điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt của NHNN nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, VND trở thành đồng tiền tăng giá mạnh thứ hai khu vực trong năm nay còn đến từ những yếu tố thị trường và kinh tế vĩ mô.

- Ông có thể nói cụ thể về những yếu tố này?

- Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam vẫn cho thấy sự ổn định. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào tính đến ngày 20/10/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 10 tháng năm 2021, ước tính đạt 15,15 tỷ USD.

Thứ hai, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan đến ngày 31/10, cán cân thương mại tháng 10 xuất siêu 2,85 tỷ USD, đưa cán cân 10 tháng quay lại mức xuất siêu 160 triệu USD so với mức nhập siêu gần 1 tỷ USD sau 6 tháng đầu năm 2021. Trong đó, xuất khẩu thực hiện 10 tháng năm 2021 đạt 269,58 tỷ USD, tăng 17,3%.

Thứ ba, kiều hối vẫn giữ đà tăng tích cực. Qua con số do NHNN chi nhánh TP HCM công bố, lượng kiều hối chuyển về qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 5,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới gần hai năm qua và khiến dòng kiều hối toàn cầu suy giảm mạnh. Với diễn biến hiện tại, nhiều dự báo cho rằng, lượng kiều hối chuyển về TP HCM trong năm 2021 sẽ vượt mức 6,5 tỷ USD. Nhìn trên bình diện cả nước, năm 2020 kiều hối về Việt Nam đạt khoảng 17,2 tỷ USD vượt dự đoán ban đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) là 15,7 tỷ USD. Năm 2021, WB nhận định, lượng kiều hối về Việt Nam sẽ không suy giảm so với năm ngoái, ước đạt khoảng 18 tỷ USD.

- Một luồng ngoại tệ mới xuất hiện trong năm 2021 là hoạt động chuyển nhượng vốn sẽ đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam?

- Đúng vậy, thực tế điều này gắn liền với những yếu tố trên rất quan trọng. Chẳng hạn, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) vẫn khá sôi động trong năm 2021 bất chấp hạn chế của dịch bệnh. Một số thương vụ cụ thể có thể kể đến như VPBank chính thức bán 49% cổ phần công ty tài chính FE Credit cho nhà đầu tư Nhật Bản Sumitomo Mitsui, thu về 1,4 tỷ USD. Hoặc SK Group Hàn Quốc thỏa thuận mua lại cổ phần của The CrownX (TCX - công ty con của Masan) với giá trị sau hai đợt lần lượt là 410 triệu USD vào tháng 4 và 340 triệu USD vào tháng 11…

- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!


Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
9 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
10 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
10 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
10 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
10 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
02/04/2025 10:38
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
02/04/2025 03:27
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.