VND mất giá ít hơn so với nhiều nước châu Á nhờ sự vững chắc của nền tảng vĩ mô

17/10/2018 08:56
Trong 3 tháng cuối năm, áp lực đối với tỷ giá vẫn còn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường và nhu cầu ngoại tệ trong nước có thể tăng cao do yếu tố mùa vụ cuối năm.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, tỷ giá trung tâm đã tăng 1,2%, trong khi đó tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đã tăng 2,6%. Xu hướng tăng của tỷ giá được duy trì trong phần lớn thời gian của quý III. Mức tăng của tỷ giá giao dịch tại các NHTM kể từ đầu năm đến nay (2,6%) cũng vượt xa so với mức tăng của tỷ giá trung tâm (chỉ 1,2%). Tính riêng trong quý III thì tỷ giá trung tâm tăng nhẹ 0,3% còn tỷ giá tại các NHTM tăng 1,5%. 

Yếu tố khách quan gây áp lực lên tỷ giá trong quý vừa qua, theo Chứng khoán Bảo Việt thì vẫn chủ yếu đến từ xu hướng mạnh lên của đồng USD và sự yếu đi của đồng NDT (hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam). 

Kể từ giữa tháng 4 đến nay, đồng USD có xu hướng mạnh lên rõ nét trước sự hồi phục của kinh tế Mỹ và chính sách tăng lãi suất của FED. Chỉ số USD Index đã tăng từ mức thấp nhất 88,2 điểm lên mức 95 điểm trong phiên ngày 28/09/2018 (tương đương mức tăng 8%), còn so với thời điểm đầu năm thì USD Index vào thời điểm cuối quý III đã tăng 3,7%. 

Các chuyên gia của BVSC cho rằng việc tăng tỷ giá trung tâm của NHNN là hợp lý khi thuận theo xu hướng khách quan của thế giới, tuy nhiên so sánh tương quan thì mức tăng của tỷ giá trung tâm trong nước (1,2%) thấp hơn hẳn so với mức tăng của USD Index (3,7%) trên thị trường thế giới. Điều này là dễ hiểu khi VND hiện được điều hành theo cơ chế tỷ giá trung tâm, tức gắn với rổ tiền tệ gồm 8 đồng tiền chứ không chỉ duy nhất là đồng USD. 

Trong số 8 đồng tiền trong rổ tham chiếu tỷ giá trung tâm thì trong 3 quý đầu năm, VND giảm giá so với 2 đồng tiền là USD (-2,6%); JPY (-3%) và lên giá so với 6 đồng tiền còn lại là EUR (+2,4%); SGD (+1,4%); THB (+1,3%); TWD (+0,3%); KRW (+3%); CNY (+6%). 

Thêm vào đó, cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN vẫn là linh hoạt có kiểm soát chứ không phải hoàn toàn thả nổi. Ngoài ra, việc chủ động điều tiết giảm giá VND của NHNN cũng phần nào duy trì lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam (khi đồng bản tệ của nhiều nước có mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh với Việt Nam cũng suy yếu so với đồng USD). 

Trong suốt quý III, đồng nội tệ của các nước mới nổi đã chịu áp lực giảm giá lớn do rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, giá dầu tăng và tình trạng thâm hụt kép (thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách) của các nước này. Ở khu vực châu Á, các nước có đồng tiền mất giá mạnh nhất là Ấn Độ (-14,5%), Indonesia (-11,3%), Philippin (-9%), Trung Quốc (-6%)... 

Mức mất giá của VND nhìn chung vẫn tương đối ít so với các nước trên, phần nào thể hiện sự vững chắc trong nền tảng vĩ mô cơ bản của Việt Nam (thặng dư cán cân vãng lai, cán cân vốn và thâm hụt ngân sách ở mức không quá cao). 

Trong 3 tháng cuối năm, áp lực đối với tỷ giá vẫn còn, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường và nhu cầu ngoại tệ trong nước có thể tăng cao do yếu tố mùa vụ cuối năm. BVSC dự báo tỷ giá VND/USD có thể tăng khoảng 0,3-0,5% trong quý IV. Về tổng thể, mức mất giá của VND cho cả năm 2018 sẽ quanh mức 3%.

Tin mới

Ai còn nhớ Sony - "thương hiệu quốc dân" của người Việt một thời: Điện thoại vẫn chất, sao giờ ít ai mua?
52 phút trước
Bất kể iPhone hay Samsung có chạy theo xu hướng gì trên điện thoại thông minh, Sony vẫn "một mình một ngựa". Nhưng đôi khi, khác biệt trong một tập thể cũng không tốt.
Mỹ tăng gần gấp đôi mua mặt hàng ‘cây nhà lá vườn’ của Việt Nam: Thu hơn 100 triệu USD trong quý 1
9 phút trước
Tuy nhiên, Việt Nam còn đang nhập khẩu mặt hàng này từ Mỹ với kim ngạch còn lớn hơn.
'Tân binh' xe điện siêu nhỏ: nhét vừa Ford Transit, di chuyển 100 km, giá chưa tới 200 triệu đồng
54 phút trước
Mẫu xe điện này sẽ là một giải pháp tối ưu cho việc di chuyển trong những cung đường nhỏ hẹp.
'Skoda Kodiaq bản điện' chạy thử: Dự kiến đi 600km/sạc, có điểm trừ khiến dân thích 'sống trên đường' quan ngại
25 phút trước
Mẫu SUV điện 7 chỗ mới của Skoda hứa hẹn khả năng kéo ấn tượng, nhưng quãng đường di chuyển khi kéo rơ-moóc lại là một câu chuyện khác.
Vụ sữa bột giả: Danh sách sữa cho bà bầu, trẻ nhỏ, người bệnh
2 giờ trước
Trong gần 600 loại sữa bột làm giả có nhiều loại sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người tiểu đường, suy thận...

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
1 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
1 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.