Vợ chồng Mark Zuckerberg thành lập trung tâm sinh học mới, cam kết cho đi 99% cổ phần Meta để làm điều cao cả

03/03/2023 14:46
Mark Zuckerberg và vợ mình, Tiến sĩ Priscilla Chan cam kết chi hơn 6 tỷ USD trong suốt 1 thập kỷ dành cho các nghiên cứu khoa học.

Hơn 6 năm trước, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg và vợ mình, Tiến sĩ Priscilla Chan, tuyên bố về một cam kết trị giá 3 tỷ USD trong suốt 1 thập kỷ dành cho các nghiên cứu khoa học. Trong đó, 600 triệu USD dùng để thành lập một trung tâm nghiên cứu y sinh tại San Francisco cùng các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California và Stanford. Vào cuối năm 2021, cả Mark Zuckerberg và Priscilla Chan đều hứa sẽ tài trợ thêm 3,4 tỷ USD, theo Forbes.

Mới đây, cặp đôi này công bố trung tâm sinh học mới (biohub) tại Chicago - nơi sẽ được nhận 250 triệu USD trên tổng số 6,4 tỷ USD từ Sáng kiến ​​Chan Zuckerberg (CZI). Dưới sự hợp tác của Đại học Northwestern, Đại học Chicago và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, trung tâm sinh học này tập trung nghiên cứu cách thức hoạt động của mô người, phát triển và ứng dụng các cảm biến nhỏ vào thực tế.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, Zuckerberg và Chan chia sẻ về biohub mới cũng như sự khác biệt giữa trung tâm sinh học này với mô hình truyền thống. Mục tiêu cao cả sau cùng là có thể giúp con người chữa trị hoặc kiểm soát mọi bệnh tật.

Theo Mark Zuckerberg, các công cụ mới, kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc hơn về sinh học con người sẽ có thể đẩy nhanh quá trình tìm ra các phương pháp chữa trị mới hiệu quả. Không giống như các phòng thí nghiệm nghiên cứu điển hình được hỗ trợ bởi Viện Y tế Quốc gia, các trung tâm sinh học của Zuckerberg và vợ sẽ hợp tác với nhiều trường đại học nhằm tháo gỡ những thắc mắc chưa từng có lời giải.

Theo Forbes, các trung tâm sinh học nhận tài trợ bao gồm CZ Biohub San Francisco, CZ Biohub Chicago, Viện trí tuệ tự nhiên và nhân tạo Kempner, Viện hình ảnh sinh học tiên tiến…Trung tâm sinh học mới ở Chicago dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 4 tới, trong khi Viện hình ảnh sinh học tiên tiến là cuối năm nay.

Được biết, CZ Biohub đầu tiên được thành lập vào năm 2016, nằm đối diện khuôn viên Mission Bay của UC San Francisco, đã hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là phát triển hệ thống ứng phó bệnh truyền nhiễm và nâng cao hiểu biết về cách thức hoạt động tế bào người.

Sáu tháng sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, CZ Biohub và UC San Francisco đã công bố nghiên cứu của đồng chủ tịch Biohub Joe DeRisi về xét nghiệm nhanh COVID-19. DeRisi cho biết nghiên cứu này đã thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn test nhanh tại Vùng Vịnh và California. Nhóm nghiên cứu giờ đây đang chuyển sang tìm hiểu cách thức chẩn đoán bệnh sốt rét nhanh và hiệu quả.

Vợ chồng Mark Zuckerberg thành lập trung tâm sinh học mới, cam kết cho đi 99% cổ phần Meta để làm điều cao cả - Ảnh 1.

Vợ chồng Mark Zuckerberg thành lập trung tâm sinh học mới, cam kết cho đi 99% cổ phần Meta để làm điều cao cả

Thành công ban đầu của CZ Biohub đã truyền cảm hứng cho Chan và Zuckerberg. Vào tháng 12/2021, cặp vợ chồng tuyên bố đầu tư thêm tới 3,4 tỷ USD trong vòng 10 đến 15 năm. Trong đó, 1 tỷ USD sẽ được chuyển đến Chan Zuckerberg Biohub Network.

“Chúng tôi muốn làm nhiều hơn thế nữa”, Tiến sĩ Priscilla Chan vui vẻ nói.

Trong công cuộc phát triển Chicago Biohub, Chan và Zuckerberg đã chọn mặt gửi vàng Shana O. Kelley - giáo sư hóa học kiêm kỹ thuật y sinh tại Northwestern với nhiều năm kinh nghiệm. Bà cũng là đồng sáng lập 4 công ty dựa trên các công nghệ do chính mình nghiên cứu.

Theo bà Shana O. Kelley, cả 3 trường đại học đều đóng vai trò nhất định cho biohub: Northwestern mạnh về cảm biến, Đại học Chicago vượt trội về cảm biến lượng tử, trong khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Illinois tại Urbana-Champaign lại phát triển thành công hệ thống chế tạo vi mô.

“Thật khó để lột tả hết sự hào hứng nơi đây, rằng chúng ta sắp có biohub, rằng chúng ta sẽ có cơ hội nghiên cứu những vấn đề thực sự quan trọng”, Kelley cười rạng rỡ. “Đây là cơ hội để làm khoa học theo cách mà chúng tôi luôn muốn làm, sau khi những ràng buộc được loại bỏ còn sự sáng tạo thì tự do tuôn trào”.

Trước đây, một số hạn chế điển hình đối với công cuộc nghiên cứu là thời gian và tiền tài trợ. Nhiều dự án không được hỗ trợ tài chính nhiệt tình. “Để nhận được tài trợ từ Viện Y tế quốc gia, bạn cần có dữ liệu sơ bộ và một ý tưởng nhiều chuyên gia tán thành. Điều đó không thường xuyên xảy ra, nhất là với những sáng kiến kỳ lạ mang tính vượt trội”.

Chan, người từng theo học trường y tại UC San Francisco kiêm bác sĩ nhi khoa trước khi trở thành đồng Giám đốc điều hành Chan Zuckerberg Initiative, giải thích rằng hoạt động từ thiện khoa học của bà và chồng chỉ như ‘hạt cát nhỏ bé’.

Vợ chồng Mark Zuckerberg thành lập trung tâm sinh học mới, cam kết cho đi 99% cổ phần Meta để làm điều cao cả - Ảnh 2.

Bà Shana O. Kelley

“Tài trợ khoa học là một lĩnh vực rộng lớn. Viện Y tế quốc gia họ tài trợ hàng tỷ tỷ USD mỗi năm. Chính vì vậy, trong tất cả các hoạt động từ thiện của mình, chúng tôi phải tìm kiếm thị trường ngách phù hợp”.

Được biết các trung tâm sinh học chỉ là một phần trong hoạt động khoa học của CZI. Tháng 9 năm ngoái, Chan và Zuckerberg đã ra mắt tại Đại học Harvard Viện Nghiên cứu Trí tuệ Tự nhiên và Nhân tạo Kempner, đồng thời cam kết hỗ trợ 500 triệu USD trong vòng 10 đến 15 năm để vận hành. Cuối năm nay, cặp đôi tiếp tục mở Viện Hình ảnh Sinh học Cao cấp tại Thành phố Redwood, California.

Theo Forbes, khoa học chỉ là một trong số những lĩnh vực được Chan Zuckerberg Initiative tài trợ. Giáo dục và hỗ trợ cộng đồng Vùng Vịnh nhằm giải quyết bài toán nhà ở và tình trạng vô gia cư là ví dụ điển hình.

Trở lại tháng 12/2015, Chan và Zuckerberg cam kết hướng 99% cổ phần của mình tại Meta nhằm “thực hiện các sứ mệnh thúc đẩy tiềm năng con người và bình đẳng thông qua từ thiện và các hoạt động vì lợi ích chung”.

Vào thời điểm đó, đây là lời hứa trị giá 45 tỷ USD. Tuy nhiên, việc cổ phiếu Meta tăng 65% kể từ năm 2015 đã khiến cam kết này tăng giá trị lên 74 tỷ USD.

“Chúng tôi không nhất thiết phải là những chuyên gia về sức khỏe toàn cầu. Trọng tâm của chúng tôi trong hệ sinh thái lớn hơn là khoa học và công nghệ cơ bản”, Jeff MacGregor, đại diện phát ngôn CZI cho biết.

Theo: Forbes

Tin mới

Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
8 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
7 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
7 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Hyundai tiếp tục xả hàng loạt xe hot đời 2024: Cao nhất 75 triệu đồng, đại lý bồi thêm nhiều ưu đãi
6 giờ trước
Chương trình ưu đãi áp dụng với xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024).
Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
5 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
8 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
1 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
2 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.