Vỡ đường dây tiền ảo đa cấp nghìn tỷ: Nhiều mánh lới dụ dỗ người mua

11/04/2018 08:17
Trong quá trình tìm hiểu, phóng viên Tiền Phong phát hiện nhiều mánh lưới câu kéo, dụ dỗ người dân đầu tư, mua đồng tiền ảo của công ty Modern Tech có trụ sở tại tầng 9, tòa nhà Vietcomreal (68 Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM).

Đầu tư vì thấy “ngon ăn”

Theo thống kê chưa đầy đủ, công ty Modern Tech được cho là đã lừa đảo khoảng 32.000 người, với số tiền huy động lên tới hơn 15.000 tỷ đồng bằng cách dụ nhà đầu tư mua tiền ảo vào iFan, Pincoin theo hình thức ICO (Initial Coin Offering - gọi vốn đầu tư tiền ảo).

Chia sẻ với phóng viên, chị T.M.C (48 tuổi, nội trợ hiện đang ngụ ở Q.7) thở dài bảo, vì tin tưởng người bạn thân, chị đã không ngần ngại đầu tư cả trăm triệu đồng cho một chân rết của Modern Tech. “Tôi mua 3 gói của iFan, Devor và Pincoin. Họ hứa hẹn, nhắn tin là tôi sẽ được hưởng lợi mức 48%/tháng, sau 4 tháng sẽ hoàn vốn. Bên cạnh đó, nếu tôi giới thiệu thêm nhà đầu tư tham gia thì sẽ được hưởng thêm 8% mức đầu tư của người đó. Thế nhưng, chưa đầy 1 tháng số tiền đầu tư ban đầu đã biến mất trong khi tôi chưa nhận được xu nào. Liên lạc nhiều lần không được, đầu mối này cũng đã khóa luôn các kênh liên lạc” - chị C. nghẹn ngào.

Cũng đầu tư hàng chục triệu đồng vào tiền ảo, Đ.V.Q (22 tuổi, sinh viên, ngụ tỉnh Bình Dương) bảo, lúc đầu em cũng không tin nhưng một chị quản lý cấp cao trong dự án gọi điện thoại, chát facebook tỉ tê nên em “thử” cho biết. Lúc đầu họ trả lãi đàng hoàng lắm, thấy “ngon ăn” nên em lấy hết tiền học phí, còn vay mượn thêm của gia đình, bạn bè chơi vố lớn. Ai ngờ… “Giờ mình chỉ thấy số tiền của mình hiển thị trên màn ảnh máy tính thôi chứ chưa biết cách nào lấy lại” - Q. buồn bã.

Trong số những nạn nhân đứng ra tố cáo công ty Modern Tech, có nhiều phụ nữ lớn tuổi, đầu tư số tiền lớn. Như trường hợp bà H. mất đến 2,6 tỷ đồng. Bà kể, các đối tượng có rất nhiều chiêu thức để thu hút người chơi. Cụ thể là họ thường xuyên tổ chức nhiều đợt giới thiệu ở những trung tâm sự kiện hoành tráng, sang trọng ở Vũng Tàu, Hà Nội, TPHCM và mời hàng ngàn nhà đầu tư tham dự.

“Tôi được mời đầu tư vào dự án này ngay từ những ngày đầu hoạt động của công ty. Đợt đó, sự kiện tổ chức tại một khách sạn 5 sao ở Vũng Tàu. Trong buổi tiệc có bốc thăm những người may mắn được mua. Trong buổi tiệc cả ngàn người tham dự thì chỉ có hơn 10 người được mua. Tôi không lọt được vào danh sách nên phải mua lại từ những người may mắn trong danh sách. Do muốn sở hữu iFan, tôi mua 8.000 đồng iFan, giá 1 USD/đồng, tổng số tiền bỏ ra là 8.000 USD. Những sự kiện sau, đồng iFan lại được nâng thêm giá nên tôi tin tưởng và tiếp tục rót vốn” - bà H. nhớ lại. Cho đến khi bà H. sở hữu lượng đồng iFan tương đương 2,6 tỷ đồng thì sập sàn và mất vốn.

Vỡ đường dây tiền ảo đa cấp nghìn tỷ: Nhiều mánh lới dụ dỗ người mua - Ảnh 1.

Văn phòng ảo công ty Modern Tech vắng hoe.

Mượn danh ca sĩ để “PR”

Để nhà đầu tư thêm tin tưởng, Modern Tech hứa hẹn sẽ mang lại khoản lãi lên tới 48% trong 1 tháng bằng một ứng dụng di động được gọi là “ứng dụng công nghệ blockchain 4.0”, giúp quản lý thu nhập của các nghệ sĩ trong showbiz. Không chỉ có những bài PR trên những tờ báo lớn, Modern Tech còn sử dụng hình ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng như: Hoài Linh, Quang Lê, Quang Dũng, Trấn Thành, MC Kỳ Duyên, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên... đưa lên mạng xã hội để quảng cáo, kêu gọi nhiều người tham gia.

Đại diện của ca sĩ Lệ Quyên đã khẳng định không liên quan vụ iFan bị tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng. Đồng thời, ca sĩ cũng khuyến cáo khán giả luôn tỉnh táo khi những công ty mang danh tiếng nghệ sĩ ra kêu gọi đầu tư.

Trước đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng lên trang Facebook cá nhân khẳng định không phải là người đại diện hay PR, quảng cáo cho bất  kỳ công ty đa cấp, huy động vốn nào.

Tuy nhiên, nhiều người khẳng định, họ thấy ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đứng cùng xuất hiện trong buổi họp báo giới thiệu ứng dụng của iFan. “Thấy “thần tượng” của mình cũng tham gia thì tôi càng tin tưởng” – chị N.M.T (29 tuổi, nhân viên văn phòng) bộc bạch.

Trả lời báo Tiền Phong, đại diện truyền thông của Đàm Vĩnh Hưng nhấn mạnh: “Anh Hưng chưa từng ký bất cứ hợp đồng đại diện hình ảnh nào với công ty đầu tư tiền kỹ thuật số này. Việc hợp tác làm app mang tên anh ấy cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh nghệ thuật. Nhiệm vụ của anh Hưng là chỉ đồng ý đưa hình ảnh, sản phẩm lên app đó” (?!).

Ngày 10/4, PV báo Tiền Phong truy cập vào website ifan.io (web kêu gọi đầu tư iFan) nhưng không được. Màn hình hiện thông báo “Trang web của chúng tôi đang được bảo trì. Vui lòng quay lại sau”.

Nạn nhân cần đến công an tố cáo

Đến thời điểm này, lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về công nghệ cao (C50), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) và Cục Cảnh sát hình sự (C45), cảnh sát phường Bến Nghé (Q.1), công an Q.1 đều cho biết chưa nhận được đơn tố cáo của các nạn nhân về vụ việc này, chỉ được biết thông qua báo đài. Theo lãnh đạo những đơn vị này, nếu nhận được đơn thư tố cáo, chắc chắn cơ quan chức năng sẽ vào cuộc điều tra.

Theo chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh, Modern Tech đưa ra mức lãi suất quá cao và dùng cả “chim mồi” để chiêu dụ các nhà đầu tư. Với mức lãi suất “khủng” lên đến 48%/tháng đã đánh trúng vào lòng tham của nhà đầu tư khiến họ dễ dàng rót tiền vào dự án.

Điều đáng nói ở đây, mô hình huy động vốn của dự án ifan còn “siêu” hơn cả kinh doanh đa cấp. Cụ thể, nó kết hợp cả hình thức đầu tư lending (thuê vốn và trả lãi bằng tiền ảo ifan cho nhà đầu tư), ponzi (lấy tiền người sau trả cho người trước) và kinh doanh đa cấp (tức là có nhiều cấp).

“Với mức lãi suất trả cho nhà đầu tư lên đến 48%/tháng, thoạt nghe thì nhà đầu tư cứ nghĩ mình được lời đậm. Họ nhìn thấy khối tài sản của mình ngày càng tăng lên theo cấp số nhân nhưng thực chất đó chỉ là tài sản ảo, bởi cuối cùng họ cũng không thể nào rút tiền ra được. Cho dù mỗi đồng tiền ifan tăng giá lên đến 1 tỷ đồng cũng huề vốn vì họ có bán để rút tiền ra được đâu” - ông Khánh nói.

Ông Diệp Khắc Cường: “Tôi không liên quan”

Liên quan đến vụ tố cáo đường dây lừa đảo tiền ảo đa cấp của công ty Modern Tech, nạn nhân đã tố ông Diệp Khắc Cường cầm đầu đầu nhóm iFan để lừa đảo. Ông Cường cho hay mình là chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư và phát triển Mạng lưới hữu nghị (FNC), hoạt động trong lĩnh vực giải trí, làm đẹp, thời trang, công nghệ kỹ thuật số. Ông cho biết, có một nhóm sáng lập iFan đặt vấn đề với ông để hợp tác làm tiền ảo và ICO (phát hành tiền ảo) huy động vốn. Dù chưa có văn bản thỏa thuận nào được ký kết giữa ông và iFan nhưng nhóm này đã dùng uy tín của ông và FNC chào mời nhà đầu tư nhằm huy động vốn.

“Do không biết công ty này có dấu hiệu lừa đảo nên năm 2017 tôi có tham dự 2 buổi nói chuyện giới thiệu về các dự án và hoạt động của FNC theo lời mời của iFan”, ông nói. Hiện, người này đang thuê luật sư để làm việc với cơ quan chức năng và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc, điều tra làm rõ vụ việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình, cũng như những nhà đầu tư bị lừa gạt.

Uyên Phương


Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
7 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
6 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
6 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
5 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
4 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
12 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
13 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
16 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
19 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.