Vỡ mộng 'vàng trắng'

27/08/2024 08:50
Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương người dân góp đất trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu, những rừng cao su đã cho sản phẩm nhưng đời sống người dân góp đất vẫn chưa được cải thiện.

Mỗi héc ta đất được chia hơn 1 triệu đồng/năm

Dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn cao su tại bản Nà Tăm 1 (xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ), ông Tao Văn Khằm, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Nà Tăm 1 cho biết, thực hiện chủ trương góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện Dự án phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu , từ năm 2007 nhiều hộ dân trong thôn đã nhiệt tình tham gia. Trong thôn có 76 hộ dân thì có 40 hộ tham gia góp đất trồng cao su với tổng diện tích hơn 90ha. Ngoài ra, đất thuộc sở hữu chung của tập thể bản Nà Tăm 1 là 66 ha cũng được góp vào dự án. Khi đó, phương án phân chia sản phẩm cho hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất bằng 10% giá trị sản phẩm mủ cao su trên vườn khai thác.

Vỡ mộng 'vàng trắng' - Ảnh 1

Ông Lò Văn Khén, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Vàng Râu, xã Mường So huyện Phong Thổ thăm vườn cao su.

“Khi có chủ trương, gia đình tôi góp hơn 6ha đất, đến năm 2020 thì nhận được tiền chi trả. Năm 2023, gia đình được chi trả hơn 10 triệu đồng (tức mỗi ha đất được trả hơn 1,6 triệu đồng/năm). Tôi đề nghị Cty CP Cao su Lai Châu tăng thêm % tỷ lệ chia theo góp đất. Nếu không tăng giá trị góp đất, chúng tôi sẽ lấy lại đất khi hết hợp đồng”, ông Khằm nói.

Ngoài ra, người dân ở bản Nà Tăm 1 cho biết, kể từ khi góp đất đến nay, Cty CP Cao su Lai Châu cũng chưa trả hợp đồng lại cho họ. Trong khi đó, phương án chi trả giá trị sản phẩm mủ cao su gửi cho các hộ dân góp đất ở bản Nà Tăm 1 cũng khá đơn giản, chỉ có họ tên, năm góp đất, diện tích và số tiền được lĩnh. Trong khi đó, số lượng mủ cao su được khai thác trên mỗi ha đất không được công khai để so sánh. Theo ông Khằm, hiện nay với mức chi trả như trên không thể đảm bảo được đời sống gia đình ông với 9 nhân khẩu. Trong khi đó, so với 5 sào (5.000m2) đất còn lại, gia đình ông đang trồng hơn 200 gốc mít, mỗi năm cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng.

Thu nhập rất thấp so với cây trồng khác

Ông Lò Văn Sâu, Chủ tịch UBND xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ ) cho biết, xã Nậm Tăm có 1.160ha đất người dân góp với Cty CP Cao su Lai Châu. “Nếu so sánh với các cây trồng khác, cây cao su chưa mang lại hiệu quả như người dân mong muốn. Với 10% được chi trả góp đất, mỗi ha cao su người dân được trả khoảng gần 2 triệu đồng/năm, không bằng trồng cây ngắn ngày”, ông Sâu nói. Theo ông Sâu, trước đây, bà con nhân dân tham gia làm công cho Cty cao su, lương cơ bản đảm bảo, tuy nhiên, nhiều người đã nghỉ vì công việc quá vất vả.

Một số xã của huyện Phong Thổ cũng trong tình trạng tương tự. Ông Lò Văn Khén, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Vàng Râu, xã Mường So cho hay, gia đình ông cũng góp 1,6 ha đất vào để trồng cao su. Năm 2023, gia đình ông được chi trả chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng tiền lợi tức. Trong khi đó, với 5.000m2 trồng lúa, gia đình đang ông đang canh tác, mỗi vụ cho thu hoạch khoảng 100 bao (35kg/bao) tương đương khoảng 32 triệu đồng. Như vậy, với 2 vụ lúa/năm, gia đình cũng thu được trên 60 triệu đồng. Trừ chi phí (80%), gia đình cũng thu nhập được 12 triệu đồng/5.000m2/năm (tính ra khoảng 24 triệu đồng/ha/năm), cao hơn góp đất trồng cao su.

Trao đổi với phóng viên, ông Lò Văn Thương, Phó TGĐ Cty CP Cao su Lai Châu cho biết, từ năm 2007, địa bàn tỉnh Lai Châu có 5.400 hộ dân tham gia góp đất được hơn 8.600ha vào Cty nhưng có hơn 1.700ha nằm ở khe suối, nơi có độ dốc cao… không thể trồng cao su được. Theo ông Thương, năm 2023, trung bình mỗi ha cao su cho khai thác được khoảng hơn 1 tấn mủ. Sở dĩ, sản lượng thấp là do thực tế đồi, khe, dốc, không thể trồng 500 cây/ha như dự tính ban đầu. Hơn nữa, quá trình chăm sóc có cây chết, dù được trồng dặm nhưng phát triển không đồng đều. “Hằng năm, chúng tôi đều báo cáo sản lượng khai thác với UBND tỉnh Lai Châu . Hàng tháng các nông trường đều báo cáo sản lượng, trên cơ sở đó, Cty làm báo cáo tỉnh, huyện”, ông Thương cho biết. “Sau khi tính toán, trừ chi phí vận hành doanh nghiệp, vận chuyển… còn bao nhiêu, chúng tôi chia đều trên toàn bộ diện tích và thống nhất được tiền chi trả 10% người dân góp đất được hưởng. Do sản lượng thấp và giá bán trên thị trường hiện nay chỉ được khoảng 33 triệu đồng/tấn, trừ chi phí chỉ còn khoảng 24 triệu/tấn. Vì thế, phần chi trả 10% lợi nhuận từ góp đất cho người dân cũng thấp”, ông Thương cho biết.

Đối với hợp đồng đã ký kết với người dân, ông Thương cho hay, công ty đang làm các thủ tục, hồ sơ góp đất và đang trả đến từng hộ dân. Phương án phân chia sản phẩm cho hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất bằng 10% giá trị sản phẩm mủ cao su trên vườn khai thác là do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam xây dựng thỏa thuận, ghi nhớ với tỉnh Lai Châu từ ban đầu, không thể thay đổi. Sau khi kết thúc chu kỳ khai thác của cây cao su, Tập đoàn không làm chu kỳ tiếp theo, không thỏa thuận được với người dân thì sẽ trả lại đất cho người dân”, ông Thương cho biết.

Tỉnh Lai Châu có trên 13.000 ha diện tích cao su đại điền (lớn nhất 3 tỉnh Tây Bắc) do 3 công ty cao su (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) quản lý, khai thác.


Tin mới

Lần đầu tiên Việt Nam có "Nhà máy Livestream" hoạt động 24/7
2 phút trước
Nhà máy Livestream này được trang bị công nghệ và khả năng phát sóng hiện đại nhất, sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm sản phẩm ngành làm đẹp
Loạt iPhone cũ liên tục 'cháy hàng', giá giảm sâu chưa từng có
14 phút trước
Nhu cầu mua sắm iPhone cũ ngày càng tăng, cộng thêm các ưu đãi độc quyền từ các nhà bán lẻ giúp người dùng sở hữu máy với giá tiết kiệm hàng triệu đồng.
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nhà đầu tư nên mua hay bán?
56 phút trước
Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
15 phút trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Là người từng thử đến 40 điện thoại/năm, đây là mẫu máy tôi muốn gắn bó nhất thay vì iPhone hay Samsung
2 giờ trước
Đây là lựa chọn hoàn hảo đến từ sự hoài niệm về thương hiệu, cùng những tính năng đáng khen trên một mẫu điện thoại màn hình gập.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.279.888 VNĐ / tấn

193.20 JPY / kg

1.88 %

- 3.70

Đường

SUGAR

10.918.023 VNĐ / tấn

19.36 UScents / lb

2.65 %

+ 0.50

Cacao

COCOA

213.006.544 VNĐ / tấn

8,327.00 USD / mt

5.38 %

+ 425.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

219.606.778 VNĐ / tấn

389.41 UScents / lb

2.92 %

+ 11.05

Gạo

RICE

15.480 VNĐ / tấn

13.30 USD / CWT

1.99 %

- 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.691.434 VNĐ / tấn

1,031.10 UScents / bu

0.30 %

- 3.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.223.764 VNĐ / tấn

291.65 USD / ust

0.02 %

- 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Bí thư huyện về thăm trang trại của team Quang Linh châu Phi, 'đứng hình' khi nhìn thấy cây lúa của Việt Nam, hứa hẹn 1 điều khiến người dân xúc động
4 giờ trước
Bí thư huyện cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ thêm máy móc, phân bón cho team châu Phi để mở rộng sản xuất.
Dùng thử tai nghe Sony ULT Wear: 'Vua bass' tầm giá 4 triệu đồng
22 giờ trước
Với tầm giá khoảng 4 triệu đồng, sẽ rất khó để bạn tìm được một mẫu tai nghe trùm đầu có độ hoàn thiện và chất lượng tốt hơn Sony ULT Wear.
Thị trường ngày 1/4: Giá vàng ghi nhận quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1986, dầu tăng 3%
1 ngày trước
Phiên 31/3 giá vàng tăng lên mốc cao mới, đồng thời ghi nhận quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1986, dầu tăng khoảng 3% lên cao nhất trong 5 tuần. Trong khi đồng, quặng sắt, cao su, cà phê giảm, đường thô thấp nhất 3 tuần.
40 mỏ vàng vừa tìm thấy ở Tây Bắc có trữ lượng bao nhiêu, giá trị thế nào?
1 ngày trước
Đề án Tây Bắc đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản, trong đó có 40 mỏ vàng với tổng tài nguyên cấp 333 hơn 29,9 tấn vàng, trị giá hàng tỷ USD.