Với thị trường chiếm 40% tầng lớp trung lưu trên thế giới, đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp khu vực Đông Á?

19/04/2021 11:24
Khu vực Đông Á chiếm 40% tầng lớp trung lưu trên thế giới. Trong một thập kỷ tới, tỷ lệ này có khả năng vượt qua tầng lớp trung lưu ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh cộng lại.Như vậy, các doanh nghiệp đang nhanh chóng áp dụng loạt công cụ số mới nhằm tăng sự lựa chọn cho người dùng.

Nền tảng để khu vực thoát khỏi những cú sốc nghiêm trọng

Trong nhiều thập kỷ, hoạt động thương mại đã là động lực tăng trưởng quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi thuế quan trung bình giảm từ 17% năm 1989 xuống còn 5,3% vào năm 2018, thương mại khu vực đã tăng theo cấp số nhân, nhanh hơn đáng kể so với các khu vực khác trên thế giới.

Hội nhập ngày càng sâu rộng đã là nền tảng để khu vực thoát khỏi những cú sốc nghiêm trọng, như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09.

Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị leo thang đã gây bất ổn cho hoạt động thương mại tại đây. Khi cạnh tranh ngày càng gia tăng, hệ thống thương mại đa phương hóa dưa trên nền tảng thịnh vượng và an ninh khu vực châu Á phải đối mặt với một số thách thức nhất định.

Nhưng có thể nói, đại dịch Covid-19 đã thay đổi toàn bộ tình hình. Đại dịch đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của nền kinh tế số trong tương lai, đặc biệt khi các quốc gia khu vực châu Á đã dẫn đầu quá trình chuyển đổi nhanh chóng này.

Báo cáo mới nhất của East Asia Forum với tiêu đề "Tái tạo thương mại toàn cầu" đã chỉ ra cách các nền kinh tế trong khu vực trỗi dậy từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Theo đó, chuỗi cung ứng trong khu vực là nhân tố có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc, một phần do tính liên kết mạnh mẽ trong khu vực châu Á.

Tiềm năng hợp tác các nền tảng số

Ngoài ra, các biện pháp giãn cách xã hội đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, nhất là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số quốc gia như Singapore, New Zealand và Chile đã hoàn thiện quan hệ đối tác nhằm mở rộng nền kinh tế số. Ngay cả hiệp định thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã có hiệu lực vào giữa cuộc khủng hoảng Covid-19, nêu bật vai trò lãnh đạo của các nhóm khu vực như ASEAN.

Đáng chú ý, các nền kinh tế Đông Á nổi tiếng về tăng trưởng nhờ xuất khẩu, cùng với việc tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu mạnh mẽ là cơ sở để vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 này.

Thương mại Đông Á sẽ nâng tầm quan trọng thương mại toàn cầu bởi quy mô phục hồi kinh tế của khu vực lớn và nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác. Châu Á đã là mạng lưới thương mại khu vực tích hợp thứ hai, sau Liên minh châu Âu vào năm 2019. Mặc dù vẫn còn khoảng cách về kỹ thuật số trong khu vực, các nền tảng số mới đang khuyến khích sự tham gia từ những nông hộ nhỏ và các doanh nghiệp nhỏ trong thương mại quốc tế, mở ra cơ hội cho nhiều người cận nghèo.

Cơ hội và thách thức với 40% tầng lớp trung lưu trên thế giới thuộc khu vực Đông Á

Khu vực Đông Á chiếm 40% tầng lớp trung lưu trên thế giới. Trong một thập kỷ tới, tỷ lệ này có khả năng vượt qua tầng lớp trung lưu ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh cộng lại. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp đang nhanh chóng áp dụng loạt công cụ số mới nhằm tăng sự lựa chọn cho người dùng, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Đông Á đang dẫn đầu cuộc cách mạng thương mại điện tử toàn cầu, với những "gã khổng lồ" công nghệ như Alibaba và Tencent của Trung Quốc. Trong số 3,8 nghìn tỷ USD doanh thu ước tính được tạo ra trên toàn thế giới trên các nền tảng kỹ thuật số (bao gồm thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, công nghệ quảng cáo, giao thông vận tải, dịch vụ điện tử và phương tiện kỹ thuật số), thì 1,8 nghìn tỷ USD là ở châu Á.

Gần 60% hoạt động kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu được giao dịch tại khu vực châu Á. Trung Quốc đang dẫn đầu với 45% doanh số thương mại điện tử toàn cầu. Trong thập kỷ tới, nền kinh tế số dự kiến ​​sẽ thêm 1 nghìn tỷ USD vào GDP của châu Á.

Song, những thách thức hiện nay là sự phối hợp trong việc giám sát và các thỏa thuận quản lý cần thiết cho nền kinh tế số xuyên biên giới. Nhìn chung, việc phát triển các nguyên tắc số đa phương cần phải thực hiện nhanh chóng để tránh rạn nứt hệ thống toàn cầu.

Không thể phủ nhận những hậu quả nặng nề mà nền kinh tế khu vực phải chịu từ Covid-19. Nhiều quốc gia đang phải vật lộn dưới áp lực tài khóa do đại dịch gây ra. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn có những điểm sáng khi Trung Quốc tăng cường đầu tư trên khắp Đông Nam Á hay ASEAN cũng đang giúp định hình cấu trúc thương mại mới của khu vực

Tin mới

"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
33 phút trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
2 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
3 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
3 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
4 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.