Vốn hóa thị trường đạt 22.000 tỷ USD, nguy hiểm rình rập các nhà đầu tư?

11/06/2020 10:36
Chứng khoán toàn cầu đang ở mức của 12 tháng trước, khi người ta còn chưa biết Covid-19 là gì. Sự phục hồi hình chữ V là điều đang được nhiều người nhắc đến.

Những gì mà chứng khoán toàn cầu đang đạt được vượt xa các gói kích thích mà các chính phủ tiến hành. Kỳ vọng nền kinh tế phục hồi nhanh chóng mang sự lạc quan đến mọi ngóc ngách của thị trường tài chính. MSCI All Country World Index đã tăng 40% kể từ đáy hồi tháng 3, cho thấy một kỳ vọng to lớn đang lan tỏa.

Tuy nhiên, nguy hiểm rình rập các nhà đầu tư và hoạch định chính sách nằm ở sự phức tạp trong quá trình phục hồi kinh tế. Những biến có có thể nhanh chóng khiến thị trường đảo ngược. Nếu điều này xảy ra, sẽ có ít nguồn lực để hỗ trợ bổ sung bởi khoản tiền "kỷ lục", "chưa từng có" đều đã được các chính phủ bơm ra để cứu nền kinh tế thời Covid-19.

Trong khi cả thị trường đều biết số liệu kinh doanh quý 2 sẽ vô cùng khủng khiếp, khả năng chịu đựng của họ với những con số sẽ tác động đến nửa còn lại của năm.

Mark Zandi, chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, nhận định: "Sẽ là khôn ngoan khi chuẩn bị cho một bước ngoặt đen tối khác trong những kịch bản kinh tế sau đại dịch. Nếu giá cổ phiếu sụt giảm một lần nữa, đây sẽ là cơn gió ngược khác cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu và gây áp lực lớn hơn nữa đối với các ngân hàng trung ương và chính phủ.

Vốn hóa thị trường đạt 22.000 tỷ USD, nguy hiểm rình rập các nhà đầu tư? - Ảnh 1.

Chứng khoán đã quay trở lại điểm trước dịch.

Hiện nay, các thị trường đều thiên theo hướng triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ lạc quan. Các thị trường luôn định giá theo tương lai chứ không phải quá khứ. Bằng chứng là thị trường tín dụng Mỹ đã bùng nổ ngay cả trước khi FED tiến hành mua nợ doanh nghiệp.

Allen Sinai, cựu chuyên gia phố Wall với 4 thập niên kinh nghiệm, nhận định: "Ngắt quãng là động thái tôi từng nhìn thấy nhiều lần. Tôi nhìn thấy điều đó trong mỗi cuộc suy thoái, mỗi cú sập. Thị trường chứng khoán, trước khi kết thúc suy thoái, sẽ bắt đầu đi lên và cú bùng nổ bắt đầu".

Hôm 8/6, S&P 500 đã vượt qua những cú sụt giảm để tăng điểm nếu xét theo cả năm. Cùng ngày, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ cho biết nền kinh tế nước này chính thức bước vào suy thoái lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ. Tính đến ngày 10/6, S&P 500 đã giảm 1,3% trong năm 2020.

Lịch sử cũng có những cú tăng điểm bị đứt đoạn, làm phức tạp thêm con đường phục hồi. Đầu tháng 1/2009, S&p 500 tăng 24% so với mức thấp trong tháng 11/2008. Tuy nhiên, chỉ số này giảm 28% trong tháng 3/2009, gây áp lực cho việc kích thích kinh tế. Đó là những gì xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính gần nhất.

Vốn hóa thị trường đạt 22.000 tỷ USD, nguy hiểm rình rập các nhà đầu tư? - Ảnh 2.

Dự báo suy thoái kinh tế giai đoạn 2020-2021.

Trong cuộc họp hôm 10/6, chủ tịch FED Jerome Powell cho biết rằng Ngân hàng Trung ương sẽ giữ các chính sách tiền tệ nhẹ nhàng trong những năm sắp tới. Việc đóng cửa và chuẩn bị mở lại đang tác động đến nền kinh tế theo những cách chưa từng có. Các nhà đầu tư đang sử dụng các loại dữ liệu, chẳng hạn như việc đặt chỗ ở các nhà hàng và các thống kê khác liên quan đến điện thoại thông minh, để quyết định cho các khoản đầu tư của mình.

Theo các nhà đầu tư, những số liệu này chính là thước đo mức độ trở lại của bình thường trong cuộc sống. Dựa vào đó, người ta cũng giả định về mức độ phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch. Tuy nhiên, mức độ chính xác của những dữ liệu này chỉ được xác nhận khi những con số thống kê chính thức được công bố, muộn hơn rất nhiều.

Những người lạc quan chỉ ra rằng, việc 2,5 triệu việc làm được phục hồi trong tháng 5, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 13,3%, là bằng chứng vững chắc hơn về sự phục hồi của nền kinh tế.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs do Jan Hatzius dẫn đầu cho rằng nếu GDP toàn cầu được cải thiện thì đây sẽ là cuộc suy thoái sâu nhất nhưng cũng là ngắn nhất kể từ Thế chiến II. Chetan Ahya, chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley, cũng có quan điểm tương tự. Theo Ahya lập luận, những bất ngờ về dữ liệu kinh tế chỉ ra một mô hình phục hồi hình chữ V mạnh mẽ.

Với việc thu nhập doanh nghiệp giảm mạnh do các biện pháp phong tỏa kinh tế, tỷ lệ giá/thu nhập các cổ phiếu trên S&P 500 đang là 25,6 lần, cao nhất kể từ bong bóng dotcom và vượt xa mức trung bình 17 lần kể từ năm 2000. Trái phiếu doanh nghiệp cũng quay trở lại với lãi suất thấp kỷ lục. Lợi suất trái phiếu kho bạc của Chính phủ Mỹ cũng đang ở mức thấp.

Tuy nhiên, theo Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng của Allianz SE, các chính trị gia phải tập trung cao độ, bỏ qua sự phân cực chính trị và đưa ra những chính sách tiếp cận phù hợp để tạo lực đẩy cho nền kinh tế trong bối cảnh những tổn thất do Covid-19 gây ra là chưa thể tính toán hết.

Ở thời điểm hiện tại, thế giới đang chuẩn bị đối đầu với làn sóng Covid-19 thứ 2, bùng lên sau khi làn sóng đầu tiên có những dấu hiệu chậm lại. Mỹ, ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn 2 triệu người mắc và hơn 100.000 người thiệt mạng, đang phải đối đầu với sự trở lại của dịch. Những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc khiến tình hình tồi tệ hơn ở Mỹ.

Nếu số người mắc Covid-19 khiến nước Mỹ phải đóng cửa một lần nữa, khó có gì đủ sức giữ cho thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới tránh khỏi những biến động. Hàng loạt chỉ số chính của Chứng khoán Mỹ đang trở lại gần đỉnh cao nhất mọi thời đại nhờ sự lạc quan của nhà đầu tư với việc mở cửa trở lại nền kinh tế.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
27 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
23 giờ trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
1 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
03/04/2025 10:32
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.