Vụ AVG trở thành dẫn chứng trong giám sát doanh nghiệp Nhà nước

17/04/2019 11:26
“Sai phạm trong thẩm định dự án đầu tư, bỏ qua cảnh báo rủi ro” được chuyên gia đề cập, với dẫn chứng cụ thể từ vụ AVG.

Ngày 17/4, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Ủy ban Triển khai và Phát triển Cuba (PCID) tổ chức tọa đàm “Vai trò của cải cách doanh nghiệp Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Tọa đàm này nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai đầu mối chuyên trách của hai nước, với các nội dung bao trùm quá trình hình thành, cổ phần hóa và đổi mới khối doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.

Trong tham luận tại tọa đàm, chuyên gia Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tập trung vấn đề đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình cơ cấu lại khối doanh nghiệp này.

Một trong những hạn chế mà chuyên gia này đặt ra là việc thực hiện giám sát của cơ quan chủ sở hữu tại doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Cơ chế báo cáo mang tính định kỳ (6 tháng, 1 năm) khiến mức độ tương tác thường xuyên và kịp thời còn thấp, chưa đảm bảo yêu cầu “thường xuyên, liên tục” của hoạt động giám sát.

Cơ quan chủ sở hữu nói chung cũng được đánh giá là không đủ công cụ (nhân lực và thông tin) theo dõi trực tiếp nên không kịp thời nắm bắt được tình hình thực tế của doanh nghiệp giữa các kỳ báo cáo, đặc biệt là tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, các dự án đầu tư và các quyết định mà cơ qua chủ sở hữu đã phê duyệt.

Cũng theo chuyên gia Phan Đức Hiếu, cơ quan chủ sở hữu còn hạn chế về khả năng nhận biết, cảnh báo các dự án kém hiệu quả.

Một trong những nội dung mà chuyên gia CIEM đặt ra trong tham luận là thực tế có “sai phạm trong thẩm định dự án đầu tư, bỏ qua cảnh báo rủi ro” có trong giám sát hoạt động doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua.

Và cụ thể, những vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone , trong việc mua cổ phần Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu ( AVG ) mà các cơ quan chức năng đang xử lý, được ông Phan Đức Hiếu dẫn chứng như một trường hợp điển hình.

Chuyên gia này dẫn giải: “Theo Thanh tra Chính phủ, ngay từ giai đoạn thẩm định đã có một số cảnh báo rủi ro về tính khả thi, sự thiếu căn cứ về mức giá Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, tuy nhiên tổ thẩm định của Bộ Thông tin - Truyền thông đều phớt lờ”.

Bên cạnh giám sát, chuyên gia của CIEM cũng nhìn sang một thực trạng trong đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Theo đó, các thức đánh giá của cơ quan chủ sở hữu được thực hiện vào đầu kỳ, với việc phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch do doanh nghiệp xây dựng và trình lên; cuối kỳ, đánh giá, xếp loại dựa trên cơ sở báo cáo tự đánh giá và xếp loại của doanh nghiệp (có so sánh giữa kết quả và kế hoạch).

“Đó không phải cách thức đánh giá của một nhà đầu tư”, Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho rằng, hiện chưa có cơ chế để các tổ chức chuyên nghiệp tham gia đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, mà điều này ảnh hưởng đến tính khách quan, chính xác của kết quả đánh giá, xếp loại.

Với những thực trạng trên, Phó Viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu đưa ra bốn kiến nghị đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước.

Một là, xây dựng “big data”, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng đại diện chủ sở hữu.

Hai là, áp dụng cách thức và công cụ giám sát theo thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp nhà nước.

Ba là, tập trung quyền sở hữu gắn với tập trung trách nhiệm.

Bốn là, làm rõ cơ chế giám sát ủy ban/cơ quan chủ sở hữu.

Cùng với tham luận trên, cuộc tọa đàm do SCIC tổ chức với PCID còn đề cập đến nhiều vấn đề, cũng như có nhiều đề xuất trong hướng thúc đẩy cổ phần hóa, tạo hấp dẫn trong thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước…

BizLIVE sẽ tiếp tục đề cập cụ thể các nội dung tại cuộc tọa đàm này.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
6 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
5 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
5 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
4 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
3 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
3 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
13 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
13 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
14 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".