Vụ bắt giữ CFO của Huawei là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc

10/12/2018 20:20
Vụ việc bắt giữ nữ giám đốc điều hành đứng đầu Huawei đã đẩy những căng thẳng của cuộc chiến giành sự thống trị về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc lên một nấc thang mới.

Huawei là một trong những nhà sản xuất smartphone và thiết bị mạng lớn nhất thế giới, chính là "trái tim" của tham vọng "Made in China 2025" của Trung Quốc. Kế hoạch hàng trăm tỷ này có mục đích đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu trong các ngành công nghiệp như robot, ô tô điện và chip máy tính. Còn sự ra đời của công nghệ 5G được Huawei triển khai là ưu tiên hàng đầu.

Trong khi đó, Mỹ đã nói rõ ràng rằng nước này sẽ đẩy lùi tham vọng và sức mạnh công nghệ của Trung Quốc để duy trì vị thế thống trị.

"Vào thế kỷ 20, thép, than, ô tô, máy bay và tàu thủy cùng khả năng sản xuất hàng loạt chính là nguồn sức mạnh của quốc gia", James Andrew Lewis, giám đốc chương trình Technology Policy Program tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Washington, cho biết. "Các nền tảng an ninh và sức mạnh đã không còn như trước đây. Khả năng tạo ra và sử dụng các công nghệ mới là nguồn sức mạnh về kinh tế và an ninh quân sự."

Đó cũng chính là quan điểm của một số thành viên chính phủ Trung Quốc đối với việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, CFO của Huawei. Bà Mạnh bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 12 tại Canada, theo yêu cầu từ phía Mỹ, hiện đang tìm cách dẫn độ bà.

Hôm thứ Năm, một bài xã luận trên tờ China Daily viết: "Mỹ đang cố gắng làm mọi điều có thể để ngăn chặn sự phát triển rộng rãi của Huawei trên thế giới, chỉ vì đây là "nhân vật chủ chốt" của các công ty công nghệ có sức cạnh tranh lớn của Trung Quốc."

Vụ việc của bà Mạnh có thể là yếu tố khiến cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lan rộng hơn. Nhìn chung, diễn biến sắp tới phần lớn phụ thuộc vào những lời phát biểu của Mỹ và phản ứng từ phía Trung Quốc. Hôm thứ Bảy, Trung Quốc cho biết, vụ bắt giữ bà Mạnh "đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp, đó là hành động không tôn trọng pháp luật, vô lý, tàn nhẫn và về bản chất là cực kỳ xấu."

Căng thẳng gia tăng

Những tham vọng đối với công nghệ của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của Mỹ trong nhiều năm, đặc biệt là bởi các mục tiêu của Bắc Kinh được coi là dựa vào việc trộm cắp công nghệ của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đã cố gắng trực tiếp giải quyết các vấn đề này bằng việc áp dụng các mức thuế quan lên hàng tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn hành vi ăn cắp công nghệ của Trung Quốc. Giới chức nước này cũng nói rằng Trung Quốc phải dừng việc ép buộc các công ty phải tiết lộ bí mật thương mại.

Trong khi đó, Mỹ cũng nhắm vào các công ty công nghệ của Trung Quốc khác như ZTE. Hồi tháng 4, Bộ Thương mại đã ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ xuất khẩu các linh kiện thiết yếu cho ZTE, khiến ZTE đã phải tạm dừng hầu hết tất cả các hoạt động trong nhiều tháng.

Vào tháng 10, bộ này cũng ban hành lệnh cấm tương tự đối với nhà sản xuất chip Phúc Kiến Kim Hoa của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cho biết công ty này là "nguy cơ tiềm tàng về các hoạt động đi trái lại với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ."

Đồng thời, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, trở nên tự chủ hơn bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, việc đặt sự chú ý vào Huawei sẽ tạo ra một nguyên nhân khác gây căng thẳng. Huawei đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa công nghệ 5G của Trung Quốc ra thế giới.

Công ty này cũng chi rất nhiều cho việc nghiên cứu, phát triển và quảng cáo, tiếp thị cho các thiết bị 5G. Paul Triolo, đứng đầu nhóm nghiên cứu chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group, cho biết đây là công ty duy nhất trên thế giới có thể sản xuất tất cả các thành phần tạo nên mạng 5G, như các trạm gốc (base station), các trung tâm dữ liệu, ăng-ten, thiết bị cầm tay và đưa chúng về "cùng quy mô và chi phí".

"Ông Tập cho biết ông muốn Trung Quốc thống trị thị trường 5G trên thị trường toàn cầu", Lewis cho biết. "Rất nhiều người coi đó là làn sóng công nghệ tiếp theo và nghĩ rằng nó sẽ là một hiện tượng như internet và smartphone."

Những rủi ro Huawei sẽ gặp phải

Dẫu vậy, để thành công trong việc xây dựng mạng lưới 5G thì Huawei lại cần đến Mỹ.

Trong số 92 nhà cung cấp chính của Huawei, có đến 33 công ty Mỹ, bao gồm các nhà sản xuất chip Intel, Qualcomm, Micron và các công ty phần mềm Microsoft, Oracle, theo Gavekal Reasearch. Ông Tom Holland đến từ công ty nghiên cứu này cho hay: "Nếu bây giờ Washington cấm các công ty này xuất khẩu cho Huawei thì gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc sẽ sẵn sàng "tranh đấu".

Liệu Huawei có phải đối mặt với các vấn đề về pháp lý hay không là câu hỏi vẫn cần thời gian để trả lời, dù đã có suy đoán rằng công ty có thể phải chịu lệnh cấm xuất khẩu do vi phạm lệnh trừng phạt như trường hợp của ZTE.

Nếu lệnh cấm này được ban hành thì sẽ là một thảm họa đối với Huawei và sẽ phá hỏng kế hoạch triển khai công nghệ 5G của Bắc Kinh trên quy mô thương mại lớn vào năm 2020.

Huawei đã gặp các vấn đề trong việc triển khai công nghệ 5G trong bối cảnh nhiều nước bày tỏ lo ngại về các thiết bị của họ có thể gây ra những rủi ro về an ninh quốc gia. New Zealand và Úc đã cấm các thiết bị của Huawei sử dụng mạng đi dộng 5G. Tập đoàn viễn thông BT của Anh mới đây cũng cho biết họ sẽ không mua thiết bị truyền tin cốt lõi của Huawei cho mạng 5G.

Tuy nhiên, việc xử phạt Huawei có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
6 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
5 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
5 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
4 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
3 giờ trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
3 giờ trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
15 giờ trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
16 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
18 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.