Hai thế hệ trước, thành phố 11 triệu người trên ngã ba sông Dương Tử và Hán Giang, cách thượng nguồn 600 dặm (965 km), ở miền trung Trung Quốc, đã được biết đến ở phương Tây như một thành phố công nghiệp lớn.
Đó là nơi nhiều cường quốc châu Âu có lãnh sự quán, nơi các công ty thương mại lớn của phương Tây và Nhật Bản đặt trụ sở, nơi các công ty dệt may và kỹ thuật quốc tế đặt nhà máy và văn phòng đại diện.
Đó là điểm đến thường xuyên mỗi khi ra nước ngoài của các nhân viên hải quan, thuyền trưởng tàu, thương nhân và lãnh sự.
Vũ Hán cũng là cái nôi của cách mạng Trung Quốc vào năm 1911.
Từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, Vũ Hán là thành phố thường xuyên xuất hiện trên báo chí quốc tế và là trung tâm buôn bán trà và lụa cùng các mặt hàng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân phương Tây. Sau sự hỗn loạn và tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ hai, thương mại quốc tế đình trệ, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài rời đi, và thế giới phương Tây hầu như quên mất Vũ Hán.
Chicago của Trung Quốc
Năm 1900, tạp chí Collier của Mỹ xuất bản bài viết về "thị trấn bùng nổ" Vũ Hán bên sông Dương Tử, gọi đó là "Chicago của Trung Quốc". Đó là một trong những lần đầu tiên thành phố Trung Quốc được trao biệt danh này, và nó tồn tại rất lâu dài.
Năm 1927, phóng viên kỳ cựu United Press Thượng Hải Randall Gould cũng sử dụng biệt danh này trong một bài viết về bất ổn chính trị ở tỉnh Hồ Bắc. Sau này, biệt danh xuất hiện hàng trăm lần trong các tờ báo trên toàn thế giới.
Tên tuổi của Vũ Hán còn gắn chặt với các tên tuổi doanh nghiệp, ngân hàng toàn cầu như Ngân hàng Hong Kong & Thượng Hải (HSBC), John Swire & Sons, Thuốc lá Anh-Mỹ, Standard Oil of New York, Texaco, Ngân hàng Standard Chartered.
Các bài trên báo Mỹ viết về "Chicago của Trung Quốc".
Phương Tây biết đến Vũ Hán vào năm 1858 như một phần của Hiệp ước Thiên Tân, dẫn từ thời nhà Thanh suy yếu trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai.
Hiệp ước cho phép các tàu nước ngoài đi thuyền trên sông Dương Tử và người Anh đã khảo sát tuyến đường thủy tới tận tỉnh Hồ Bắc. Họ đặc biệt quan tâm Vũ Xương (Wuchang), Hán Khẩu (Hankou) và Hán Dương (Hanyang), được gọi chung là "Tam trấn Vũ Hán". Vũ Hán ngày càng mở cửa về ngoại thương.
Vũ Hán trở nên thiết yếu đối với các thành phố cảng ven biển, cung cấp hàng hóa (trà, thịt, thuốc lá, v.v.) và sản xuất đầu ra (sắt, thép, lụa, v.v.). Vũ Hán là cảng nội địa lớn nhất của Trung Quốc.
Vũ Hán đã là một thành phố lớn vào năm 1850 - khoảng 1 triệu người sống ở ba thị trấn có diện tích bằng một nửa thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, London.
Hàng hóa chuyển lên tàu tại Hán Khẩu.
Từ những năm 1860, người nước ngoài tràn vào, mặc dù thành phố luôn có người Trung Quốc chiếm đa số. Những người mới đến ở Hán Khẩu tạo ra một bến tàu dài hai dặm (khoảng 3,5 km), phần lớn vẫn còn tồn tại đến ngày nay, xây dựng nhà kho, bến cảng và văn phòng của họ, cũng như một đường đua, câu lạc bộ và các khu vườn công cộng nằm cạnh bờ sông.
Khu Anh Quốc quản lý nằm cạnh các khu do người Đức, Pháp, Nhật vận hành, cùng với khu vực tranh chấp giữa Bỉ và Nga, những người đã hoạt động buôn bán trà Vũ Hán từ Siberia từ thế kỷ thứ 12. Tất cả các quốc gia này, bao gồm cả Mỹ, đã có lãnh sự quán ở đây.
Mặc dù Vũ Hán trở thành một địa điểm quốc tế, về cơ bản, nó luôn là một thị trấn kinh doanh - chưa bao giờ phát triển cuộc sống về đêm hay ngành công nghiệp điện ảnh, ngành xuất bản và phòng trưng bày nghệ thuật như tập trung ở các khu phố khác của Thượng Hải; cũng không phải là trung tâm học thuật theo kiểu Bắc Kinh. Người nước ngoài có mặt, binh lính của họ bảo vệ các lãnh sự quán, nhưng thành phố vẫn giữ được nét Trung Quốc nhiều hơn.
Trung tâm nổi dậy
Năm 1911, cuộc cách mạng lật đổ vương triều cuối cùng của Trung Quốc, châm ngòi ở Vũ Hán.
Chất xúc tác ban đầu cho cuộc nổi dậy là vụ nổ xảy ra ở một nhà máy tại Hán Khẩu.
Một nhóm công nhân trước lò cao đầu tiên của trung tâm sản xuất thép mới đang được xây dựng tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào năm 1959.
Vụ nổ sau đó khiến một người bán thịt người Đức lo lắng gọi cảnh sát, và âm mưu cách mạng bị phát hiện. Các con dấu, kế hoạch và tài liệu đã bị thu giữ liên quan đến các thành viên quân đội Vũ Xương khi quân cách mạng chuẩn bị nổi dậy. Khi cảnh sát có danh sách trong tay, những người nổi dậy phải đối mặt với sự lựa chọn giữa bị bắt giữ hoặc gây chiến. Họ quyết định hành động ngay lập tức.
Cuộc nổi dậy chống Thanh được tổ chức và cuối cùng chấm dứt triều đại nhà Thanh 267 năm tuổi. Nhìn chung, doanh nghiệp nước ngoài hoan nghênh nền cộng hòa mới và coi đây là điềm báo hỗ trợ nhiều hơn cho các ngành công nghiệp hiện đại.
Vũ Hán tràn ngập những ý tưởng và công nghệ công nghiệp mới. Thành phố này là nhà xưởng của nhiều ngành công nghiệp nặng Trung Quốc - như Vũ khí và Thuốc súng Hồ Bắc, Sắt Thép Hán Dương, một tuyến đường sắt đến Bắc Kinh, các dịch vụ tàu hơi nước thường xuyên đến Thượng Hải, một loạt các nhà máy sản xuất tơ lụa, nhà máy bông và đồ hộp.
Các lò của thành phố chiếm tỷ lệ cao trong vành móng ngựa của thế giới - một sản phẩm quan trọng vào cuối thế kỷ 19 như lốp xe ngày nay.
Các xưởng ở đây đã sản xuất và xuất khẩu lông lợn sang châu Âu và Mỹ - thành phần chính và thiết yếu trong thị trường bàn chải đánh răng đang bùng nổ. Vũ Hán cũng là một trung tâm sản xuất trứng - trứng tươi, trứng bảo quản, bột, chất lỏng - và xuất khẩu cho các nhà sản xuất thực phẩm, nhà hàng và tiệm bánh trên khắp thế giới.
Cầu sông Dương Tử ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Mục tiêu
Các quan chức Vũ Hán nhấn mạnh rằng các thỏa thuận thương mại quốc tế phải được thực hiện ở Vũ Hán chứ không như thường thấy ở các hiệp ước khác, thường được đàm phán trong các văn phòng nguy nga và các câu lạc bộ tư nhân ở Thượng Hải. Do đó, một phần lớn tiền từ doanh nghiệp ở lại thành phố và không chảy ra Thượng Hải hoặc Quảng Châu.
Cuối những năm 1930, sức mạnh của Vũ Hán đã biến nó thành mục tiêu. Người Nhật từ lâu đã đầu tư vào thành phố, vận hành các nhà máy bông, nhà máy sản xuất dầu hạt bông và nhà máy chế biến đậu, và rất coi trọng nó. Nhật Bản tấn công miền đông Trung Quốc vào mùa hè năm 1937. Chính phủ đã buộc phải rút lui xa hơn về Vũ Hán. Thủ đô tạm thời của Tưởng Giới Thạch một lần nữa xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo thế giới.
Bến tàu Hán Khẩu trong trận ngập lụt năm 1931.
Cuối cùng, Vũ Hán rơi vào tay người Nhật tháng 10/1938. Phần lớn ngành công nghiệp của thành phố đã bị phá hủy về mặt vật chất và di chuyển xa hơn đến Trùng Khánh, nơi nó tạo thành xương sống của ngành công nghiệp nặng thời chiến Trung Quốc.
Sau chiến tranh, ngay cả khi xuất khẩu giảm nghiêm trọng, Vũ Hán trở lại vị trí là trung tâm công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc và cảng nội địa dọc theo sông Dương Tử. Vào những năm 1950, cầu sông Dương Tử Vũ Hán kết nối ba tuyến đường sắt chính khiến Vũ Hán một lần nữa trở thành tuyến đường sắt trung tâm lớn của đất nước.
Khi các doanh nghiệp nước ngoài dần rút khỏi Vũ Hán, tên tuổi thành phố này cũng vì thế mà dần phai nhạt, lu mờ trong ký ức của người phương Tây.
Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn, ngành công nghiệp tiếp tục và, vào những năm 1980, doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu quay trở lại. Vũ Hán nổi lên như một trung tâm sản xuất ô tô - Honda, Citroen và GM là những nhà đầu tư lớn trong thành phố, trong khi dược phẩm và công nghệ môi trường mới phát triển mạnh.