Vũ Hán: Vì sao bệnh viện COVID-19 dã chiến vẫn còn nguyên dù đã đóng cửa 100 ngày?

02/08/2020 19:43
Bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn - nơi từng điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 sau khi dịch bùng phát ở Vũ Hán - hiện vẫn đang được giữ nguyên hiện trạng dù đã ngừng hoạt động hơn 100 ngày.

Theo Global Times, cảnh tượng bên trong bệnh viện Hỏa Thần Sơn được ghi lại hôm 1/8 cho thấy tất cả các vật dụng y tế, từ thuốc men đến máy móc, vẫn được sắp xếp gọn gàng.

Các bộ phận của máy thở dùng cho bệnh nhân COVID-19 nặng được xếp theo thứ tự trên một chiếc bàn lớn giữa bệnh viện, “thẳng hàng như một đội quân diễu hành”.

Việc sắp xếp các thiết bị y tế phản ánh tâm thế sẵn sàng của bệnh viện, trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào.

Vũ Hán: Vì sao bệnh viện COVID-19 dã chiến vẫn còn nguyên dù đã đóng cửa 100 ngày? - Ảnh 1.

ên trong bệnh viện Hỏa Thần Sơn.

BMột bác sĩ ở Vũ Hán, họ Zheng, cho biết nhóm nhân viên y tế đã được thông báo để chuẩn bị cho nguy cơ bùng phát trở lại dịch bệnh vào mùa thu - đông.

Sự chuẩn bị này bao gồm cả thiết bị và nhân sự.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc - Zhang Wenhong - hồi tháng Bảy cho biết dịch có nguy cơ bùng lên lần hai khi mùa đông đến. Vì lúc này, người dân chủ yếu hoạt động trong nhà thay vì ngoài trời, và virus cũng sống lâu hơn trong môi trường lạnh.

Vũ Hán: Vì sao bệnh viện COVID-19 dã chiến vẫn còn nguyên dù đã đóng cửa 100 ngày? - Ảnh 2.

Bệnh viện Hỏa Thần Sơn được xây dựng thần tốc.

 Trước đó, bệnh viện Hỏa Thần Sơn đã đóng cửa vào ngày 15/4, sau khi điều trị cho tổng số 3.059 bệnh nhân COVID-19 và chữa khỏi 2.961 trong vòng 70 ngày.

Số bệnh nhân nhập viện và được chữa khỏi ở Hỏa Thần Sơn cao hơn tất cả các bệnh viện khác ở Vũ Hán.

Bệnh viện Hỏa Thần Sơn được khởi công xây dựng vào cuối tháng 1/2020 và hoàn tất thần tốc chỉ trong vòng 10 ngày.

Bệnh viện rộng 25.000 m2 với quy mô 1.000 giường bệnh.

Bệnh viện dã chiến này được xây dựng trên mô hình bệnh viện Tiểu Sương Sơn xây từ năm 2003 ở Bắc Kinh và được lực lượng quân y quản lý hết sức nghiêm ngặt.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
6 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.