Trong những ngày qua, chính quyền Saudi Arabia liên tục hứng chịu sự chỉ trích về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Trước tình hình này, một số người sử dụng mạng xã hội tại Saudi đã tìm cách chống lại áp lực chỉ trích này và bảo vệ Thái tử Saudi Salman – tẩy chay hãng bán lẻ Amazon (của Mỹ) trong không gian mạng.
Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman, tại một sự kiện ở thủ đô Riyadh vào ngày 24/10. Ảnh: Reuters.
Những chủ tài khoản mạng xã hội Twitter của Saudi đã sử dụng các đoạn “hashtag” như là #BoycottAmazon và #مقاطعة_امازون_وسوق_دوت_كوم để khuyến khích người đồng hương của họ và các nước đồng minh của Saudi ngừng sử dụng dịch vụ của hãng Amazon cũng như Souq – một nhà bán lẻ trực tuyến mà Amazon đã mua lại vào năm 2017.
Theo Bloomberg News, các lời kêu gọi tẩy chay nói trên đứng đầu các chủ đề xu hướng của mạng Twitter ở Saudi Arabia trong vài tiếng đồng hồ vào hôm 4/11.
Các nỗ lực tẩy chay này có vẻ liên quan đến việc tờ báo Mỹ Washington Post đã đưa tin về vụ sát hại Khashoggi – một cây viết chuyên mục cho tờ báo này. Người chủ tờ báo này - Jeffrey P. Bezos, là người sáng lập và giám đốc của Amazon.
Một số đăng tải trên Twitter biện minh cho việc tẩy chay này bằng cách khẳng định rằng Saudi Arabia và thái tử nước này, ông Mohammed bin Salman, đang bị tấn công.
Một người Saudi sử dụng Twitter viết: “Tôi là khách hạng thượng hạng, tôi đặt hàng hằng tuần từ Amazon, nhưng giờ tôi xóa tài khoản của mình đến chừng nào họ ngừng công kích chính phủ nước tôi”.
Thi thể nhà báo Khashoggi được nhét vào 5 va ly sau khi bị phân xác VOV.VN - Nhật báo Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, thi thể nhà báo Khashoggi đã bị chặt thành nhiều khúc và đặt vào trong 5 va ly sau khi ông bị bóp cổ đến chết.
Khashoggi, từng là nhân vật bên trong chính quyền Riyadh, đã trở thành nhà phê bình đanh thép đối với các cải cách của Thái tử Salman trong các năm gần đây. Ông sống lưu vong ở Virginia, Mỹ. Ông bị ám sát vào ngày 2/10 sau khi tới lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để lấy giấy tờ ông cần cho việc tái hôn.
Sự biến mất bí ẩn của nhà báo này đã gây ra cho Saudi Arabia và Thái tử Salman một cuộc khủng hoảng hình ảnh toàn cầu. Riyadh liên tục phủ nhận Thái tử có biết về kế hoạch thủ tiêu Khashoggi nhưng các nhà quan sát tin rằng điều này không đúng lắm.
Vẫn có nhiều người Saudi Arabia ủng hộ Thái tử Salman. Một công dân Saudi ở thị trấn Ad Diulam nói với tờ Washington Post vào tuần trước: “Những gì xảy ra với Khashoggi là khủng khiếp và ngược với đạo Hồi... Thái tử của chúng tôi không làm vậy. Chúng tôi tin tưởng ông ấy và chúng tôi cảm nhận được những thay đổi mà ông ấy đã thực hiện cho chúng tôi”.