Vũ khí 2 tỷ USD này có thể giúp Microsoft chống lại sự bành trướng của Amazon

02/06/2018 19:00
Theo Business Insider, vào hôm thứ Sáu, Microsoft đã tổ chức các cuộc đàm phán với mục đích mua lại Github với giá 2 tỷ USD với 24 triệu developer cũng như người sử dụng.

Hiện tại, nội dung của các cuộc đàm phán vẫn chưa được công bố chi tiết. Đại diện của Microsoft từ chối bình luận về việc này.Tuy vậy, có một điều rất rõ ràng về tương lai của Github rằng: Microsoft sẽ mua lại startup này. Nếu thương vụ này thành công, Github được tích hợp vào các sản phẩm thông minh của Microsoft, thì có thể công ty này sẽ đạt được những lợi thế vượt trội hơn so với Amazon Web Service - dịch vụ hàng đầu trong thị trường điện toán đám mây.

Github là một dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho các dự án phát triển phần mềm, cho phép bất kỳ ai có thể tải về cũng như chia sẻ những cải tiến của riêng mình. Chính chức năng đó đã đưa Github trở thành trung tâm của nguồn phát triển phần mềm thế giới. Xét về bề nổi, lý do Microsoft mua lại Github là rất rõ ràng. Các developer rất yêu thích Github, còn Microsoft lại rất cần tinh thần đó của các developer.

Microsoft cung cấp một loạt các công cụ cho developer, bao gồm phần mềm Visual Studio Code ngày càng phổ biến, mã nguồn mở .NET Core và .NET framework. Sự phổ biến của các loại công cụ này mang đến một "lối đi" nhẹ nhàng mà rất hiệu quả đến dịch vụ điện toán đám mây Microsoft Azure và các dịch vụ, sản phẩm khác của Microsoft.

Github sẽ là yếu tố bổ trợ cho chiến lược đó: các developer vốn đã rất yêu thích Github. Thực tế là, vào năm 2017, Microsoft đã "khai tử" Codeplex - đối thủ cạnh tranh của Github và cho biết sự phổ biến của startup này là thừa thãi và không cần thiết. Với việc sở hữu Github, Microsoft sẽ có sự kết nối tới hàng triệu developer với lượng tương tác cao. Hiện tại, Microsoft và Github đã thực hiện những bước đầu tiên của việc tích hợp các loại dịch vụ của họ.Cơ hội "nằm" trên những "đám mây". Tuy nhiên, nếu Microsoft quyết định mua Github thì đó sẽ là một "trận đấu" khó lường đối với họ.

Đó là việc lưu trữ toàn bộ các dự án phần mềm. Github đã đầu tư một nguồn lực không hề nhỏ vào các khía cạnh liên quan đến mạng xã hội của trang web, giúp các nhóm làm việc cùng nhau dễ dàng hơn trên các phần mềm. Một việc khác đó là thực hiện một dự án phần mềm. Ngay cả khi phần mềm đó lưu trừ trong Github được tinh chỉnh và sẵn sàng cho "giờ cao điểm" (primetime), thì các developer vẫn gặp khó khăn khi tải xuống và làm việc với nó. Sẽ dễ dàng hơn nếu đó là một công cụ tương đối đơn giản được vận hành để chạy trên PC, nhưng sẽ khó khăn hơn nếu đó là công cụ với mã nguồn mở phức tạp được lập trình để chạy trên các dịch vụ đám mây khổng lồ như Amazon, Microsoft hay Google. Vì vậy, cơ hội dành cho Microsoft là điều dễ hiểu. Nếu công ty này tích hợp Microsoft Azure với Github thì sẽ là "một mũi tên trúng hai đích". Các developer sẽ dành nhiều sự quan tâm cho Github hơn và sử dụng Microsoft Azure nhiều hơn. Đây chính là "vũ khí" mà Microsoft có thể sử dụng để "vượt mặt" Amazon Web Services.

Một lý do khác có thể lý giải một cách tinh tế hơn cho câu hỏi tại sao thương vụ mua lại này có khả năng mang đến cho Microsoft nhiều lợi thế.

Đó là, khi Microsoft chi hơn 26 tỷ USD cho LinkedIn, CEO Satya Nadella nói rằng công ty đang đầu tư một khoản lớn để đảm bảo rằng các công nhân hiện tại và tương lai sẽ có những kỹ năng công ty cần để có thể thành công trong nền kinh tế hiện đại. Tại Thung lũng Silicon, việc yêu cầu một hồ sơ GitHub kèm theo trong quá trình tuyển dụng, hoặc thậm chí là thay thế cho hồ sơ truyền thống là rất phổ biến. Nếu Microsoft đang nỗ lực để phát triển hơn nữa trong nền kinh tế kỹ năng hiện đại, GitHub mang đến một "cái nhìn" đầy tích cực.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.