Vụ người dân đổ xô mua gạo: Từ 'ngôi vương' thế giới tới ồ ạt xả kho

2 giờ trước
Lúa vào mùa thu hoạch nhưng vẫn đứng trên ruộng, thu hoạch về thương lái không mua; nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo ùn ứ hàng, phải xả kho với giá rẻ. Đây là tình trạng đáng báo động với ngành hàng lúa gạo được coi là thế mạnh của Việt Nam.

Giá gạo lao dốc

Vài ngày nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra tình trạng nhiều nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo mở kho xả hàng gạo với giá giảm mạnh, giảm tới 200.000 đồng/bao dẫn đến hiện tượng người dân đổ xô đi mua tích trữ gạo .

Chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp gạo nội địa tại TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Trước giờ giá gạo có giảm nhưng cũng không nhanh đến vậy. Chỉ trong vòng 1 tháng mà giá gạo giảm khoảng 2.000 đồng/kg, doanh nghiệp không trở tay kịp. Với tình hình này, giá gạo khó tăng trở lại nên buộc phải xả hàng với giá rẻ để gom vốn hoặc trả tiền ngân hàng ”.

Cần phải nói thêm rằng, từ tháng 12/2024 giá gạo xuất khẩu bắt đầu đà giảm. Từ một nước tự tin với giá gạo đắt đỏ nhất thế giớ i vào tháng 11/2024, đến nay giá gạo của Việt Nam đã giảm xuống thấp nhất so với các nước xuất khẩu gạo mạnh trong khu vực.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngày 19/1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ còn ở mức 419 USD/tấn, xuống thấp hơn gạo của nhiều nước trong khu vực (Thái Lan: 460 USD/tấn; Ấn Độ: 433 USD/tấn; Pakistan: 477 USD/tấn) và ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Tương tự, giá gạo 25% tấm và 100% tấm cũng giảm sâu, lần lượt đạt 395 USD/tấn và 326 USD/tấn.

Vụ người dân đổ xô mua gạo: Từ 'ngôi vương' thế giới tới ồ ạt xả kho - Ảnh 1

Thu hoạch lúa tại ĐBSCL. Ảnh: Cảnh Kỳ.

Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch VFA - cho rằng, giá gạo lao đốc là do Ấn Độ chấm dứt lệnh hạn chế xuất khẩu và dự kiến thu hoạch vụ mùa bội thu, đẩy nguồn cung gạo lên cao vào năm 2025. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính khiến giá gạo Việt Nam xuất khẩu giảm còn là do Philippines, thị trường nhập khẩu lớn nhất, tạm ngừng nhập khẩu gạo , chờ vụ mùa đông xuân sắp tới.

Giá gạo xuất khẩu “lao dốc” kéo theo giá lúa gạo trong nước đi xuống, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu lúa gạo và bà con nông dân đang bị tác động mạnh.

Hiện nay, dù vào vụ thu hoạch chính nhưng giao dịch lúa gạo tại các địa gần như ngưng trệ. Các doanh nghiệp không xuất được hàng khiến cho thương lái ít thu mua lúa, gạo thậm chí bỏ cọc dù đang vào chính vụ thu hoạch. Thậm chí nhiều nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo phải mở kho xả hàng gạo với giá rẻ.

Đứt gãy chuỗi giá trị

Theo ông Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, việc lúa vào mùa thu hoạch nhưng vẫn đứng trên ruộng, thu hoạch về thương lái không mua; nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo ùn ứ hàng, phải xả kho với giá rẻ… là tình trạng đáng lo ngại với ngành hàng lúa gạo được coi là thế mạnh của Việt Nam.

Vụ người dân đổ xô mua gạo: Từ 'ngôi vương' thế giới tới ồ ạt xả kho - Ảnh 2

Giá gạo xuất khẩu giảm kỷ lục đang tác động mạnh tới thị trường trong nước. Ảnh: VGP.

Theo ông Sơn, trước đây tại Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) cũng từng xảy ra tình trạng trên, khi đó nhà nước đã áp dụng một số biện pháp để bình ổn thị trường như tạo cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ lãi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lúa gạo vay tiền mua lúa gạo từ người dân.

"Việt Nam đã không ít lần phải làm như thế để tạo dòng luân chuyển về tài chính trong lúa gạo , để nông dân bán được lúa gạo , có tiền tái sản xuất vụ sau", ông Sơn khẳng định.

Tuy nhiên, ông Sơn cho biết đó chỉ là cách xử lý ngắn hạn để xử lý dài hạn cần có nhiều biện pháp căn cơ hơn đó là phải đảm bảo dòng chảy của chuỗi lúa gạo . Điều này đặt ra bài toán cho chúng ta là cần xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Trong đó, việc gắn kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo với nông dân và các địa phương chuyên canh lúa gạo để các bên có thể chia sẻ với nhau cả về lợi nhuận và rủi ro. "Việc này nói nhiều rồi nhưng vẫn chưa làm được, chuỗi giá trị vẫn đứt đoạn", ông Sơn trăn trở.

Hiện nay, quy trình mua bán diễn ra thường là thương lái mua các hợp đồng đấu thầu lên trên thị trường rồi mới tiến hành thu mua lúa gạo của nông dân. Việc này gây rủi ro cho cả hai phía.

"Giá lúa gạo trong nước mà lên cao thì doanh nghiệp chết, như đợt vừa rồi khi ký hợp đồng xuất khẩu xong thì giá gạo của nông dân lên cao, dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ. Nhưng khi giá xuống, nông dân lại chết vì các thương lái ép giá", ông Sơn nhận định.

Từ thực trạng trên cho thấy, khâu căn cơ nhất là xây dựng cơ chế, tổ chức thể chế, xây dựng chuỗi giá trị, làm thế nào để xây dựng được mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.

"Chỉ có một cách duy nhất để hàng triệu nông dân kết nối với hàng vạn, hàng nghìn doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ rủi ro và lợi ích đó là xây dựng chuỗi giá trị bền vững", ông Sơn nhấn mạnh.

Để làm được điều đó, việc đầu tiên là nông dân cần tổ chức lại với nhau, kết nối với nhau trong các hợp tác xã, trong các hội nông dân. Tiếp theo là các doanh nghiệp phải liên kết với nhau, từ doanh nghiệp chế biến đến doanh nghiệp xuất khẩu , đến doanh nghiệp đầu vào vật tư.

Cuối cùng là xây dựng nên đại diện ngành hàng, trong đó có đại diện của nhà nước, đại diện của nông dân, người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh. Để từ đó cùng ra quyết định sản xuất bao nhiêu, nhắm vào thị trường nào, xuất khẩu với giá như thế nào. Tất cả phải được điều hành hướng đến lợi ích chung.

"Bây giờ mới tiến hành là quá chậm, nhưng chúng ta phải tổ chức lại hội đồng ngành hàng, xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo , cùng nhau kết bè vượt qua bão giá, vượt qua khó khăn", ông Sơn khẳng định.

Tin mới

Thực hư cháy vé bay Tết 2025: Chặng nào, hãng nào còn vé?
4 giờ trước
Vé bay được cho là cháy đến cả hạng thương gia.
Đại lý báo Tank 300 ra mắt cuối quý I cùng bộ đôi nhà Haval: Giá cao nhất 1,8 tỷ, máy xăng 2.0L mạnh 227 mã lực, có ADAS
3 giờ trước
Tank 300 sẽ cùng phân khúc với Kia Sorento, Hyundai Santa Fe nhưng có mức giá cao hơn đáng kể.
Việt Nam sở hữu thứ "nóng" hơn vàng: Năm 2025, thế giới có bước ngoặt đẩy giá tăng chóng mặt?
2 giờ trước
Bộ Năng lượng Mỹ xếp hạng kim loại này ngang hàng với uranium, bạch kim...
Muốn về quê ăn Tết, nhiều hành khách phải bỏ cả chục triệu đồng mua vé
12 phút trước
Hết vé phổ thông, nhiều người phải bỏ cả chục triệu đồng để mua vé máy bay hạng thương gia cho chặng bay TP.HCM đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
United International Pharma đồng hành cùng tỉnh Bình Dương đưa gần 2000 công nhân về nhà đón Tết
31 phút trước
Mùa Tết này, gần 2000 công nhân xa nhà an tâm và phấn khởi khi được về sum họp với gia đình trên những chuyến xe công đoàn miễn phí có sự hỗ trợ của United International Pharma.

Tin cùng chuyên mục

DRH Clinic, phòng khám da liễu Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia
1 ngày trước
Vừa qua, DRH Clinic vinh dự đạt được “Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia - phòng khám da liễu hàng đầu Việt Nam” tại giải Sao Vàng Thương hiệu Quốc gia năm 2024, đánh dấu thành công tiếp theo trên hành trình 8 năm đồng hành cùng làn da Việt.
Hé lộ mẫu SUV 'đối thủ giá rẻ' của Santa Fe: Giá khởi điểm dưới 700 triệu đồng, bắt đầu mở bán vào giữa năm 2025
2 ngày trước
Đây sẽ là mẫu xe có kích thước dài nhất của thương hiệu này.
Việt Nam chốt thỏa thuận, Nga ngỏ ý mang tới thứ "thế giới chỉ có 6 chiếc": Dự án 12 tỷ đô nhận tin nóng
3 ngày trước
Tập đoàn Rosatom (Nga) cho biết, họ sẽ đề nghị cung cấp cho Việt Nam một hệ thống tiên tiến mà hiện chỉ có 6 chiếc tương tự đang hoạt động trên thế giới.
Chiếc xe thiếu gia Vingroup dùng để rước á hậu Phương Nhi có gì đặc biệt?
16/01/2025 02:31
Lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi đang thu hút sự chú ý, đặc biệt là chiếc xe mà chú rể sử dụng trong ngày trọng đại. Vậy chiếc xe đặc biệt này có gì?