Vụ phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: "Chiêu bài" độc khiến người tiêu dùng dễ "sa bẫy"

1 ngày trước
Các đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả sử dụng hình ảnh chuyên gia y tế, dinh dưỡng để quảng bá sản phẩm. Chiêu bài này khiến người tiêu dùng dễ "sa bẫy".

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn của Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Điều đáng nói, các sản phẩm được nhắm đến là nhóm sữa dành cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai - những đối tượng đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tổn thương về sức khỏe. Các bị can bị khởi tố với hai tội danh: “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong khi vụ án đang được mở rộng điều tra, website và fanpage của hai doanh nghiệp này cùng loạt nhãn hàng như Kawai, Talacmum, Sure IQ Gludiabet, Gumi Colos... đều đã không thể truy cập. Một loạt video quảng cáo từng được phát tán rộng rãi cũng dần biến mất.

Trong đường dây này, các đối tượng không chỉ sử dụng hình ảnh chuyên gia y tế, các công ty còn mời MC, người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm. Chiêu bài này khiến người tiêu dùng tin tưởng , dễ sa vào bẫy của những lời quảng cáo thổi phồng, sai sự thật.

Theo tin tức trên VTC News, PGS.TS Nguyễn Thị L. - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia bất ngờ trước thông tin hai doanh nghiệp sản xuất gần 600 loại sữa giả. Bà khẳng định bản thân không phải là người của công ty và hoàn toàn không liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm.

Vụ phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: "Chiêu bài" độc khiến người tiêu dùng dễ "sa bẫy" - Ảnh 1

PGS.TS Nguyễn Thị L. xuất hiện trong video quảng cáo sản phẩm sữa. (Ảnh: VTC News)

Năm 2023, bà được một công ty truyền thông mời tham gia giới thiệu về sản phẩm của Công ty Hacofood. Bên mời cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận FDA Hoa Kỳ, cũng như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Những thông tin và tài liệu này khiến bà tin tưởng và đồng ý tham gia với vai trò chuyên gia.

PGS Nguyễn Thị L. cho biết, bà từng cùng đơn vị truyền thông đến thăm cơ sở sản xuất. Qua quan sát, bà thấy nhà máy khá sạch sẽ, quy trình sản xuất một chiều, thông khí đầy đủ. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự việc, truyền thông không cung cấp lại clip quảng cáo đăng trên YouTube để bà xem lại nội dung mình xuất hiện.

“Tôi thực sự cảm thấy bị lợi dụng hình ảnh. Nếu biết trước sự việc, tôi đã tư vấn để nhà máy đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu”, PGS.TS Nguyễn Thị L. nói.

Theo bà, sai phạm lớn nhất nằm ở khâu sản xuất. “Đáng lẽ, mỗi lô hàng phải được kiểm nghiệm các thành phần dinh dưỡng như đã công bố trên nhãn mác, nhưng công ty lại không làm kỹ. Khi công bố không đầy đủ, sản phẩm hiển nhiên không đạt chuẩn”, PGS.TS Nguyễn Thị L. nói thêm.

Sự việc không chỉ khiến người tiêu dùng hoang mang, mà còn đặt ra cảnh báo về việc sử dụng hình ảnh chuyên gia, bác sĩ trong quảng cáo sản phẩm. “Chúng tôi, những người làm chuyên môn, bị lợi dụng mà không hay biết. Điều đó ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và niềm tin của cộng đồng với ngành y tế”, PGS Nguyễn Thị L. nói thêm.

Một trường hợp chuyên gia khác là bà Lê Thị H., nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, thừa nhận trên Tuổi trẻ, bà từng hợp tác, tư vấn giới thiệu một số hãng sữa.

Tuy nhiên bà khẳng định chưa từng làm việc trực tiếp với hãng sữa và không giới thiệu về các loại sữa mà chỉ cung cấp thành phần dinh dưỡng của các loại sữa, phân tích ưu nhược điểm để người tiêu dùng lựa chọn.

Vụ phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: "Chiêu bài" độc khiến người tiêu dùng dễ "sa bẫy" - Ảnh 2

Bà Lê Thị H. trong video quảng bá sữa Bold Milk, một trong số sản phẩm của "hệ sinh thái sữa giả". (Ảnh: Tuổi trẻ)

"Tuy nhiên, sau vụ việc lần này, bản thân tôi cũng rút kinh nghiệm trong việc chia sẻ các sản phẩm dinh dưỡng. Các sản phẩm phải thực sự tốt cho người tiêu dùng , mang lại lợi ích và được cơ quan chức năng trong và ngoài nước công nhận.

Bên cạnh đó, tôi cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần quản lý tốt các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng ", bà Lê Thị H., nói.

Ngoài 2 người được giới thiệu là bác sĩ như trên, các công ty sản xuất sữa giả còn mời một số người nổi tiếng, MC trên truyền hình để quảng cáo các loại sữa này.

Vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ. Bộ Công an cảnh báo người dân cần thận trọng khi mua các sản phẩm sữa bột , đặc biệt là dành cho người bệnh và trẻ em, đồng thời khuyến cáo không nên tin vào quảng cáo trên mạng nếu chưa được kiểm chứng rõ ràng.

Bộ Y tế đã nhiều lần cảnh báo về hiện tượng nhiều bác sĩ, cán bộ y tế và người nổi tiếng sử dụng mạng xã hội để thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng, thậm chí biến chúng thành "thần dược".

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
11 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
3 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
4 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.156.594 VNĐ / tấn

90.40 USD / lbs

0.28 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Hà Nội thông tin về doanh nghiệp làm sữa giả
5 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Bộ Công Thương hỏa tốc kiểm tra sau liên tiếp các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện
6 giờ trước
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
1 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
1 ngày trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.