Vụ siêu tàu mắc kẹt tại Suez vẫn ảnh hưởng nặng nề đến vận tải hàng hóa toàn cầu ra sao?

03/05/2021 14:08
Hiện nay, các cảng trên khắp thế giới hiện vẫn đang cố gắng giải phóng những container hàng bị dồn ứ suốt từ ngày 23/3/2021 – ngày đầu tiên siêu tàu Ever Given mắc kẹt.

1 tháng sau khi siêu tàu Ever Given bị mắc kẹt tại kênh đào Suez ở Ai Cập và gây gián đoạn hoạt động vận tải toàn cầu trong vòng 1 tuần, ngành vận tải toàn cầu hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề.

Hiện nay, các cảng trên khắp thế giới hiện vẫn đang cố gắng giải phóng những container hàng bị dồn ứ suốt từ ngày 23/3/2021 – ngày đầu tiên siêu tàu Ever Given mắc kẹt. Kênh đào Suez là tuyến đường vận chuyển hàng hóa chính giữa phương Đông và phương Tây.

Thế nhưng ngay cả từ trước khi vụ việc này xảy ra, ngành vận tải toàn cầu vốn đã đương đầu với tình trạng gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Tính từ khi vụ việc con tàu Ever Given xảy ra vào cuối tháng 3/2021, chi phí vận tải hàng hóa toàn cầu đã tăng hơn 10%. Tình trạng này đã buộc các doanh nghiệp buộc phải sử dụng đến vận tải hàng không vốn tiêu tốn chi phí cao hơn và vốn rất chậm. Nguồn cung toàn cầu hiện vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng container từ Thượng Hải hướng đến bờ Tây nước Mỹ đã tăng lên mức 4.432USD/container 40 feet, theo sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải. Trong khi đó, giá vận tải container từ Thượng Hải đến bờ Đông nước Mỹ đã tăng lên 5.452USD/container 40 feet. Đây là mức chi phí vận chuyển cao nhất tính từ năm 2009.

Chi phí vận tải container hướng đến châu Âu ước tính 4.187/container 20 foot, tăng khoảng 10% so với thời điểm cuối tháng 3/2021. Hiện tại 100 con tàu hiện vẫn đang chờ đợi để vào cảng Rotterdam – Hà Lan, khu vực cảng biển lớn nhất của châu Âu.

Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng tắc nghẽn tại các cảng sẽ sớm dừng lại. Trưởng bộ phận phân tích thương mại tại công ty dữ liệu vận tải Anh VesselsValue – ông Charlotte Cook, cho biết các cảng của thế giới sẽ vẫn tắc nghẽn cho đến qua tháng 5/2021.

Tình trạng tắc nghẽn của ngành vận tải thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi mà nhiều hoạt động sản xuất đang được khôi phục trở lại sau khoảng thời gian bị gián đoạn kéo dài sau dịch Covid-19. Sản xuất và thương mại tăng trưởng, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua container từ châu Á sang Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 3/2021.

Không chỉ vậy, việc siêu tàu Ever Given bị mắc kẹt lại diễn ra ở thời điểm mà hoạt động xử lý container tại các cảng của Mỹ vốn đã khó khăn từ trước do thiếu nguồn nhân lực trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn căng thẳng.

Nhiều công ty vận tải trên toàn cầu hiện đang đầu tư mạnh vào các con tàu vận tải container khi mà chi phí vận tải tăng quá cao. Theo tổ chức nghiên cứu Anh Clakrson, số lượng đơn đặt hàng đóng tàu container từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã lên con số 138, cao hơn hẳn so với tổng số 105 đơn đóng tàu container trong năm 2020.

Tuy nhiên, để các đơn hàng có thể được hoàn tất sẽ cần ít nhất từ 2 đến 3 năm, như vậy tình trạng thiếu tàu container vận chuyển hàng hóa ở hiện tại sẽ không được giải quyết. Việc đặt hàng đóng tàu quá nhiều thậm chí sẽ gây sức ép lên hoạt động của chính các doanh nghiệp vận tải trong tương lai. Có thể kể đến vụ việc phá sản của công ty vận tải Hanjin Shipping của Hàn Quốc vào năm 2016. Công ty đã đặt hàng đóng mới tàu trong khoảng thời gian nhu cầu tăng trưởng tốt tuy nhiên sau đó đã không thể sử dụng hết khi nhu cầu đi xuống.

Trong bối cảnh quá khó vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, nhiều công ty đã chuyển sang vận chuyển hàng bằng đường hàng không và đường sắt. Vụ mắc kẹt của siêu tàu tại Suez đã cho thấy rõ ràng những rủi ro từ việc quá phụ thuộc vào một kênh vận tải duy nhất.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
14 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
46 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
1 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
24 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
38 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
17 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
19 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.