Vụ Tập đoàn Đầu tư An Đông, chuyên gia nói gì về trách nhiệm của Bộ Tài chính?

16/06/2024 08:04
Một trong những vi phạm, khuyết điểm khiến Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính là quản lý và giám sát phát hành trái phiếu của Tập đoàn An Đông.

Theo giới chuyên gia, những sai phạm của nhóm doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát không được phát hiện do buông lòng quản lý của cơ quan Nhà nước, vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, gây hậu quả lớn. Tuy nhiên, hoạt động huy động trái phiếu doanh nghiệp cũng là lần đầu tiên được áp dụng và sai phạm xảy ra là điều đáng tiếc.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính ra sao trong hàng loạt sai phạm của Tập đoàn An Đông?

Cụ thể, Tập đoàn An Đông phát hành 3 lô trái phiếu, trị giá gần 25.000 tỷ đồng, không có tài sản đảm bảo. Với hàng loạt thủ thuật mua bán, trao đổi trái phiếu với các doanh nghiệp khác, An Đông đã hoàn thành huy động số tiền gần 1 tỷ USD nhanh chóng. Bộ Công an xác định, cả 3 lô trái phiếu trên đều trong tình trạng không có khả năng thanh toán. Đặc biệt, Bộ Công an xác định tổng số người bị hại (tức trái chủ thứ cấp) là hơn 38.000 người.

Tại kết luận Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng hàng loạt lãnh đạo Bộ Tài chính.

Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và trật tự an toàn xã hội, gây dư luận xấu, bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Cụ thể, Ban cán sự đảng Bộ Tài chính đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước và tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại các doanh nghiệp. Trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn An Đông (tức CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông).

Trước hàng loạt vi phạm về phát hành trái phiếu của Tập đoàn An Đông, cùng đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, chia sẻ với PV Dân Việt về những vi phạm khuyết điểm của Bộ Tài chính, các cơ quan nghiệp vụ của Bộ này, PGS, TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng: Kẽ hở pháp luật trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua khá lớn, sai phạm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, trái chủ.

"Nói cho trọn, quy trách nhiệm về Bộ Tài chính là đúng vì đây là đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực. Phát hành trái phiếu tràn lan, đầu tư trái phiếu không có kiểm soát trong khi có chính sách và công cụ trong tay"

Tuy nhiên, "đặt trong bối cảnh khi chủ trương phát hành trái phiếu để huy động nguồn lực dài hạn cho doanh nghiệp thay vì dựa vào vốn ngân hàng, Bộ Tài chính không lường trước những kẻ hở chính sách và chú ý đến vi phạm phát hành trái phiếu. Sau này khi phát hiện, sự việc đã rồi, sửa đổi, siết chính sách khiến kênh này kẹt cứng", ông Thịnh nói.

Chuyên gia: Chính sách có kẽ hở, doanh nghiệp chộp giật, gây hậu quả cho người khác

Theo PGS Thịnh, "cần nhìn nhận khách quan, đầy đủ để thực thi pháp luật phù hợp trong các sai phạm về trái phiếu doanh nghiệp vừa qua". Theo ông Thịnh, trách nhiệm này thuộc về Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính. Trong đó chủ trương cho huy động vốn qua kênh trái phiếu được khuyến khích phát triển, bộc lộ khiến nhiều kẽ hở bộc lộ. Những cơ quan Nhà nước ít kiểm tra, giám sát, hậu kiểm nên sai phạm xảy ra là hệ quả tất yếu", ông Thịnh nói.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, chủ trương cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn được cụ thể hoá tại Nghị định 120-CP năm 1994, năm 2005 được đưa vào Luật Doanh nghiệp, tính đến nay chủ trương cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã có lịch sử 20-30 năm. Tuy nhiên, mãi đến những năm 2019 chúng ta mới cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

"Chính sách có từ lâu, nhưng cứ cẩn trọng không huy động, lúc huy động lại thiếu kiểm soát nên để lại hậu quả khá đáng tiếc", ông Đức nói.

Tuy nhiên, phân tích cặn kẽ, LS Đức cho rằng, huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro như không có tài sản đảm bảo, hệ số tín nhiệm thấp… Đây là những "thuộc tính" của hình thức huy động vốn này có sẵn của thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Nhưng bù lại, trái phiếu có lãi suất cho trái chủ cao nên loại hình này có thể cạnh tranh hiệu quả đối với kênh huy động vốn từ ngân hàng. Người dân, nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, chấp nhận đơn vị phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo, dựa vào uy tín lãnh đạo, doanh nghiệp... 

"Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp đổ bể ra rồi do nhiều lý do như dịch bệnh, đứt gãy chuỗi sản xuất, chiến tranh ở các nước… khiến doanh nghiệp đổ vỡ kế hoạch đầu tư, kinh doanh bị vỡ đổ. Khi ấy mới xuất hiện những rủi ro, sai phạm và trách nhiệm các bên", ông Đức thừa nhận: Sai phạm và trách nhiệm của cơ quan điều hành cần nhìn nhận ở nhiều khía cạnh.

Ông Đức cho rằng, sau các sai phạm chứng khoán của FLC, Tân Hoàng Minh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có đến 3 lần sửa đổi, thay thế Nghị định về phát triển thị trường trái phiếu trong các năm 2021-2023, mở ra rồi lại đóng vào, đóng vào sau đó bất ổn lại mở ra dần dần, nhưng sai phạm vẫn diễn ra. 

Theo Luật sư Trương Thanh Đức: "Việc sai trái trong huy động của các nhà phát hành, doanh nghiệp; rủi ro thị trường trái phiếu có nhiều nguyên nhân, chỉ kiểm tra giám sát đơn thuần rất khó có thể phát hiện được".

Theo vị luật sư Đức: Điều quan trọng nhất, doanh nghiệp, doanh nhân, người làm ăn phải nhìn thấy những rủi ro từ trục lợi chính sách phải trả giá bằng chính sinh mệnh doanh nghiệp mình để tập trung làm ăn tử tế, bài bản, nghiêm túc.

"Không thể tiếp tục làm ăn kiểu chộp giật, lợi dụng kẽ hở chính sách rồi làm sai, gây rủi ro cho thị trường, rủi ro cho những người làm ăn chân chính khác", ông Đức nói.

Vị luật sư nhấn mạnh thêm: "Hậu quả của sai phạm doanh nghiệp phát hành trái phiêu không chỉ gây ra cho bản thân mà còn khiến hàng loạt người liên quan bị ảnh hưởng, từ người lao động, trái chủ - nhà đầu tư cho doanh nghiệp vay tiền, cho đến người quản lý gián tiếp - trực tiếp", ông Đức nói.

Liên quan đến quyền lợi của hàng chục nghìn nhà đầu tư, trái chủ đang bị doanh nghiệp nợ tiền, LS Trương Thanh Đức cho rằng: Tất cả doanh nghiệp phát hành trái phiếu nói chung, trong bối cảnh Việt Nam mới thực hiện lần đầu phát hành trái phiếu, chắc chắc sẽ gặp những rủi ro, vi phạm. Tuy nhiên, cần lượng hoá sai phạm, cái nào cố ý, cái nào gây hậu quả lớn, cái nào thuộc về vi phạm không cố ý, có yếu tố ngoại cảnh (dự án khó khăn, doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo do thiếu vốn...) cũng cần phân biệt. Chúng ta cần tạo cơ hội cho doanh nghiệp sửa sai, cho khắc phục để lầm ăn, rồi trả nợ cho trái chủ".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.